Contactor là gì? Contactor là một khí cụ điện với vai trò đóng ngắt các tiếp điểm, tạo liên lạc trong mạch điện bằng nút nhấn. Là một trong những thiết bị điện quen thuộc nhưng không phải ai cũng nắm rõ về cấu tạo và nguyên liệu của thiết bị này. Hôm nay, Cơ Điện Trần Phú xin mời các bạn cùng tìm hiểu về Contactor, thông qua bài viết này nhé.
Contactor là gì? Ưu điểm của Contactor
Contactor còn được gọi là Khởi động từ, một loại khí tụ điện dùng để đóng ngắt các tiếp điểm tạo liên lạc trong mạch điện bằng nút nhấn. Với sự hỗ trợ của Contactor, chúng ta có thể điều khiển mạch điện từ xa có phụ tải với điện áp lên đến 500V.
Contactor là gì
Có thể thấy rằng trong hệ thống điện thì contactor là một thiết bị điện đặc biệt quan trọng. Contactor hỗ trợ người dùng điều khiển các thiết bị như động cơ, tụ bù, hệ thống chiếu sáng,... thông qua nút nhấn, chế độ tự động hoặc điều khiển từ xa.
So với cầu dao thì contactor khá nhỏ gọn, có thể tận dụng khoảng không gian hẹp để lắp đặt và thao tác. Với khả năng điều khiển đóng cắt từ xa có vỏ ngăn hồ quang phóng ra bên ngoài nên an toàn tuyệt đối cho người thao tác với hệ thống điện.
Mặt khác, thời gian đóng cắt của contactor rất nhanh, độ bền cao, hoạt động ổn định,... Vì những ưu điểm trên contactor được sử dụng rộng rãi để điều khiển đóng cắt trong mạch điện hạ áp. Đặc biệt, chúng được sử dụng nhiều trong các nhà máy công nghiệp.
Ứng dụng của Contactor trong cuộc sống
Hiện nay, contactor được dùng khá phổ biến trong việc đóng mở các thiết bị công suất lớn như Máy lạnh lớn, động cơ kéo tải lớn loại 3 pha. Không giống như Relay nguồn điều khiển là một chiều điện áp thấp, contactor có nguồn điều khiển là loại xoay chiều điện áp cao.
Ứng dụng của Contactor là gì
Trong công nghiệp, contactor được sử dụng dùng để điều khiển vận hành các động cơ hay thiết bị điện nhằm đảm bảo an toàn khi vận hành. Đây là một trong những giải pháp tiên tiến, tự động hóa bằng cơ điện.
Contactor hay khởi động từ là thiết bị sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp tự động hóa việc sản xuất. Bởi đây là ngành đòi hỏi xử lý những công việc có tính chất phức tạp và khó khăn.
Cấu tạo chính và nguyên lý hoạt động của Contactor
Contactor là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động chính của contactor như thế nào? Hãy cùng Cơ Điện Trần Phú khám phá ngay trong phần dưới đây của bài viết nhé!
Cấu tạo chính
Contactor bao gồm 3 bộ phận chính:
-
Nam châm điện: Gồm cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm, lõi sắt và lò xo tác dụng đẩy phần nắp trở về vị trí ban đầu.
-
Hệ thống dập hồ quang: Khi chuyển mạch, hồ quang điện sẽ xuất hiện làm các tiếp điểm bị cháy và mòn dần, vì vậy cần trang bị hệ thống dập hồ quang.
-
Hệ thống tiếp điểm: Gồm có tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ với vai trò như sau:
-
Tiếp điểm chính: Khi cấp nguồn vào mạch từ của contactor trong tủ điện làm mạch từ hút lại, tiếp điểm chuyển từ trạng thái hở sang đóng. Chúng có khả năng cho dòng điện lớn đi qua.
-
Tiếp điểm phụ: Là tiếp điểm tồn tại cả ở trạng thái đóng và mở với khả năng cho dòng điện đi qua các tiếp điểm nhỏ hơn 5A.
Như vậy, hệ thống các tiếp điểm chính thường được lắp trong mạch điện động lực. Các tiếp điểm phụ được thiết kế và lắp đặt phía bên trong hệ thống mạch điều khiển của Contactor.
Nguyên lý hoạt động của Contactor
Contactor là gì và nguyên lý hoạt động của contactor như thế nào? Cụ thể, khi cấp nguồn trong mạch điện điều khiển bằng với giá trị điện áp định mức của Contactor vào hai đầu cuộn dây quấn trên phần lõi từ đã được cố định trước đó. Lúc này, lực từ sinh ra sẽ hút phần lõi từ di động và hình thành mạch từ kín bởi lực từ sẽ lớn hơn phản lực của lò xo). Contactor bắt đầu chuyển sang trạng thái hoạt động.
Nhờ những bộ phận liên động về cơ giữa lõi từ di động và hệ thống tiếp điểm sẽ làm cho tiếp điểm chính đóng lại. Lúc này tiếp điểm phụ chuyển đổi trạng thái mới, nếu đóng sẽ mở và nếu hở sẽ đóng lại. Khi ngừng cấp cấp nguồn điện cho cuộn dây thì contactor ở trạng thái nghỉ và các tiếp điểm lại trở về trạng thái ban đầu.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu được contactor là gì, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị. Contactor là một giải pháp điện thông minh, tối ưu cho mọi công trình. Để mua được những sản phẩm chất lượng, chính hãng với mức giá phải chẳng, hãy ghé Cơ Điện Trần Phú. Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0898.41.41.41để được tư vấn một cách tận tình.
Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú, tiền thân là Xí nghiệp cơ khí Trần Phú được thành lập năm 1965, trải qua gần 6 thập kỷ xây dựng & phát triển, đến nay Trần Phú là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện.
Từ năm 2020, Trần Phú chính thức tạo bước nhảy vọt về công nghệ sản xuất khi xây dựng và chính thức vận hành nhà máy sản xuất dây cáp điện với quy mô 5ha tại KCN Việt nam – Singapore VSIP Hải Dương. Tại nhà máy mới, cả 4 công đoạn quan trọng nhất trong sản xuất dây điện: Kéo – Bện – Bọc lõi – Bọc vỏ Trần Phú đều đầu tư máy của 2 nhà chế tạo máy sản xuất dây điện hàng đầu thế giới là Niehoff và Rosendahl…Điều này cho phép Trần Phú đem đến cho thị trường những sản phẩm dây cáp điện chất lượng không chỉ tốt hơn mà đó còn là những sản phẩm vô cùng tinh xảo. Đáp ứng đúng lời hứa thương hiệu từ ngày mới thành lập: “Độ bền thách thức thời gian” và “Tiêu hao nhỏ nhất trên đường dây điện”.
|
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú
-
Trụ sở: Số 41 phố Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - TP Hà Nội
-
Địa chỉ văn phòng: Số 1 Trần Danh Tuyên - Phường Phúc Lợi - Quận Long Biên - TP Hà Nội
-
Nhà máy: KCN Viet Nam Singapore (VSIP) – Xã Cẩm Điền – Huyện Cẩm Giàng – Tỉnh Hải Dương
-
Hotline: 0898.41.41.41
-
Email: contact@tranphu.vn
-
Fanpage: https://www.facebook.com/TRANPHU.vietnam