Khái niệm máy biến áp cách ly và đặc điểm đáng chú ý

07/09/2020

1. Máy biến áp cách ly là gì?

 

Khái niệm máy biến áp cách ly và đặc điểm đáng chú ý

Khái niệm máy biến áp cách ly

 

Biến áp cách ly là loại biến áp có cuộn dây sơ cấp và (các) cuộn dây thứ cấp chỉ ghép với nhau bằng từ, không ghép bằng điện, nên cách biệt và độc lập nhau về điện ( các cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp rời nhau).

Máy biến áp cách ly có trở kháng thấp. Sử dụng màn chắn tĩnh điện đặc biệt giữa hai lớp sơ cấp và thứ cấp để lọc tiếng ồn. Vỏ bạo bằng nhôm hấp thụ và triệt tiêu sóng RF. Ổ cắm đôi đa năng sử dụng vật liệu đồng đàn hồi mạ bạc hoặc vàng 24K để giảm trở kháng tiếp xúc.

2. Đặc điểm của máy biến áp cách ly

 

Đặc điểm của máy biến áp cách ly


  • Bất kỳ điểm nào trên cuộn thứ cấp (cuộn hạ áp) đều có hiệu điện thế bằng 0 so với mặt đất, nên ta không bị điện giật khi chạm vào vỏ thiết bị hay hạ áp.
  • Cuộn dây sơ cấp và (các) cuộn dây thứ cấp có các đường đặc tính Volt-ampère khác nhau.
  • Hiệu quả truyền công (truyền năng lượng hay thông tin) giữa cuộn dây sơ cấp và các cuộn dây thứ cấp do độ hỗ cảm quyết định.

Ưu điểm biến áp cách ly

Tác dụng chống giật tốt

Do tất cả các điểm trên biến áp cách ly có hiệu điện thế so với đất đều bằng 0V, nên khi có chạm vào bất kỳ 1 điểm nào vào nguồn điện thứ cấp đều không bị giật. Vì mức độ an toàn cao nên biến áp cách ly được sử dụng nhiều với nhiều ứng dụng khác nhau. Cho các máy trong môi trường ẩm ướt dễ rò rỉ điện cần độ cách điện cao.

  • Sử dụng để test máy móc, test bo mạch điện tử.
  • Dùng trong các tủ điều khiển
  • Dùng để sửa chữa thiết bị điện..

Tác dụng chống nhiễu tốt

Sử dụng chống nhiễu cho màn hình máy tính, màn hình điều khiển.

  • Chống nhiễu do ảnh hưởng của nhiều thiết bị điện khác gây ra trong hệ thống lưới điện 
  • Chống sóng hài từ các nguồn điện xung như biến tần.
  • Chống nhiễu cho các mạch điều khiển máy móc, công nghiệp, phòng thí nghiệm.

Chống sốc điện, tốt cho bo mạch

Biến áp cách ly giúp hạn chế được tình trạng sốc điện trực tiếp từ nguồn điện khác bên ngoài, giảm tỷ lệ hư hỏng bo mạch điện tử do nguồn điện gây ra.

Sử dụng trong âm thanh, Audio, nghe nhạc

Dàn âm thanh khi được lắp từ nguồn điện biến áp cách ly âm thanh nghe sẽ được chuẩn hơn từng âm điệu, thanh nhạc, hạn chế được nguồn sóng nhiễu từ thiết bị khác như điện thoại di động, Bass nghe sâu hơn, đậm hơn. Vì vậy biến áp cách ly được nhiều người chơi âm thanh tin tưởng sử dụng và săn đón nhiều.

Nhược điểm biến áp cách ly

  • Cấu tạo phức tạp và kích thước lớn hơn biến áp tự ngẫu
  • Giá thành của biến áp cách ly cũng khá cao hơn biến áp tự ngẫu
  • Là điện cảm ứng nên dễ tụt áp khi vào tải lớn như khi sử dụng động cơ có dòng đề ba cao.

3. So sánh cấu tạo và đặc điểm biến áp cách ly với biến áp tự ngẫu, nên sử dụng máy nào?

 

Khái niệm máy biến áp cách ly và đặc điểm đáng chú ý

Sự khác nhau giữa máy biến áp cách ly và máy biến áp tự ngẫu

 

Sự giống nhau giữa máy biến áp cách ly và máy biến áp tự ngẫu

Máy biến áp cách ly và máy biến áp tự ngẫu đều có cùng công suất và cả điện áp ra vào giống nhau. Đồng thời cả hai có cùng đặc tính chống giật hiệu quả lớn nhỏ tùy thuộc vào từng loại.

Sự khác nhau máy biến áp cách ly và máy biến áp tự ngẫu

  • Nếu máy nhìn có 2 quận dây sơ cấp và thứ cấp tách biệt nhau hoàn toàn thì đó chắc chắn là biến áp cách ly.
  • Dựa vào ký hiệu trên máy: Nếu trên máy có chữ " Isolating, Isolation" thì đó là biến áp cách ly
  • Nếu trên máy chỉ có ghi 1 nguồn 0V chung thì đó là biến áp tự ngẫu 

Kiểm tra bằng đồng hồ đo Ohm (Ω) bằng cách đo thông mạch, Nếu đầu vào (Sơ cấp) thông mạch với đầu ra (Thứ cấp) nghĩa là đo hai cực điện áp vào với ra của biến thế nếu đồng hồ báo thông mạch thì đó là loại biến áp tự ngẫu, Nếu 2 nguồn đầu vào với đầu ra không thông với nhau thì chắc chắn đồng hồ sẽ không báo Ohm (Ω) thì đó chắc chắn là loại biến áp cách ly.

 

Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú, tiền thân là Xí nghiệp cơ khí Trần Phú được thành lập năm 1965, trải qua gần 6 thập kỷ xây dựng & phát triển, đến nay Trần Phú là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện.

Từ năm 2020, Trần Phú chính thức tạo bước nhảy vọt về công nghệ sản xuất khi xây dựng và chính thức vận hành nhà máy sản xuất dây cáp điện với quy mô 5ha tại KCN Việt nam – Singapore VSIP Hải Dương. Tại nhà máy mới, cả 4 công đoạn quan trọng nhất trong sản xuất dây điện: Kéo – Bện – Bọc lõi – Bọc vỏ Trần Phú đều đầu tư máy của 2 nhà chế tạo máy sản xuất dây điện hàng đầu thế giới là Niehoff và Rosendahl…Điều này cho phép Trần Phú đem đến cho thị trường những sản phẩm dây cáp điện chất lượng không chỉ tốt hơn mà đó còn là những sản phẩm vô cùng tinh xảo. Đáp ứng đúng lời hứa thương hiệu từ ngày mới thành lập: “Độ bền thách thức thời gian” và “Tiêu hao nhỏ nhất trên đường dây điện”.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú

  • Trụ sở: Số 41 phố Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - TP Hà Nội
  • Địa chỉ văn phòng: Số 1 Trần Danh Tuyên - Phường Phúc Lợi - Quận Long Biên - TP Hà Nội
  • Nhà máy: KCN Viet Nam Singapore (VSIP) – Xã Cẩm Điền – Huyện Cẩm Giàng – Tỉnh Hải Dương
  • Hotline: 0898.41.41.41
  • Email: contact@tranphu.vn
  • Fanpage: https://www.facebook.com/TRANPHU
Chia sẻ bài viết :
Download App