Tai nạn về điện có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong chính ngôi nhà của chúng ta. Để tránh những tổn thất về con người và tài sản thì việc hiểu những quy tắc an toàn điện là điều rất cần thiết. Bài viết chia sẻ 11 quy tắc để bố mẹ ghi nhớ cũng như dạy các con để đảm bảo an toàn điện để góp phần bảo vệ gia đình mình.
Trong những năm gần đây, các sự cố điện thường xuyên xảy ra, để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng về người và tài sản. Nguyên nhân ở đây có thể do sử dụng thiết bị điện điện không đảm bảo, cộng với sự thiếu hiểu biết về những quy tắc sử dụng an toàn khiến việc sử dụng điện quá trọng tải. Để hạn chế được tối đa sự cố điện xảy ra, các bạn cần nắm được những nguyên tắc cơ bản để bảo vệ bản thân và gia đình mình.
1. Chọn mua thiết bị điện chất lượng: từ dây điện, cầu dao, aptomat,... đến tủ lạnh, máy giặt, điều hoà,...
Để có một nguồn điện chạy ổn định và không xảy ra bất cứ rủi ro nào thì đầu tiên cần phải mua dây cáp điện chất lượng tốt, sau đó đến việc lựa chọn các thiết bị điện gia dụng chính hãng.
Việc sử dụng những sản phẩm chất lượng tốt sẽ đảm bảo an toàn cho người sử dụng, hạn chế hỏng hóc và chi phí sửa chữa, loại bỏ được những nguy cơ xảy ra sự cố đáng tiếc.
Chọn mua các sản phẩm đồ điện dân dụng như cầu dao, aptomat từ các thương hiệu và cửa hàng uy tín để tránh chập, cháy, nổ
Chọn mua các sản phẩm tủ lạnh, máy giặt, điều hòa của những thương hiệu uy tín, chất lượng, có tính năng tiết kiệm điện
Chọn dây chất lượng - Chọn dây Trần Phú
2. Lắp đặt cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ điện ở những nơi cao ráo.
Việc lắp cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ điện là việc hết sức quan trọng để bảo vệ an toàn cho gia đình.
Đối với gia đình có con nhỏ hoặc trong vùng bị ngập nước cần lắp ổ điện ngoài trời, cầu dao cao hơn nền hoặc sàn nhà trên 1,4 mét.
Ở trong nhà cũng cần lắp cầu dao, cầu chì tại nơi cao hơn tầm với của trẻ nhỏ, có hộp đựng, khóa được hộp. Chỉ mở ra khi người lớn cần dùng.
Với công tắc, ổ điện cần để nơi cao hơn tầm với trẻ nhỏ, tránh nơi có hơi nước và hơi lửa, có dụng cụ bít ổ điện ngăn trẻ nhỏ thò tay vào.
Lắp đặt công tắc điện cao hơn tầm với trẻ nhỏ
3. Lựa chọn thiết bị đóng cắt điện phù hợp
Cần chọn thiết bị đóng cắt phù hợp với công suất, đồng thời bổ sung thêm những thiết bị chống rò điện ra bên ngoài.
Luôn có những hộp đồ dự phòng khi chập, hỏng để kịp thời đóng cắt điện trước khi nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra.
Thiết bị đóng cắt điện phù hợp
4. Không lắp đặt thiết bị điện (máy lọc nước, tủ lạnh, bếp điện,...) ở những nơi ẩm ướt
Không nên lắp đặt các thiết bị điện ở những nơi ẩm ướt hoặc những nơi phát nhiệt vì rất dễ gây cháy nổ, hỏng hóc
Không lắp thiết bị điện tại nơi ẩm ướt
5. Giữ khoảng cách an toàn với nguồn điện
Mọi người cần có ý thức an toàn điện
Cần dạy cho trẻ em về sự an toàn điện để tránh xảy ran guy hiểm
Ổ cắm, cầu chì điện cần có nắp đậy, tránh để trẻ em chạm vào
Giữ trẻ nhỏ tránh xa nguồn điện
6. Tránh xa những nơi điện thế nguy hiểm
Chú ý đến hành lang an toàn lưới điện cao áp, những nơi có biển báo nguy hiểm, hàng rào an toàn.
Không tập trung đông tại những nơi đang xảy ra cháy nổ
Khi đường phố mưa going, ngập lụt, không lội nước di chuyển gần những cột điện
Tránh xa những nơi điện thế nguy hiểm
7. Không nên sử dụng các thiết bị đang sạc
Vừa sạc vừa dùng các thiết bị điện sẽ dễ bị rò rỉ điện gây điện giật, hay chập cháy.
Vì thế nên hạn chế tối đa việc sử dụng các thiết bị sưởi, thiết bị điện như xe đạp điện, điện thoại đang sạc để đảm bảo sự an toàn cho bản thân và gia đình.
Không sử dụng thiết bị khi đang sạc
8. Sử dụng điện âm tường an toàn
Hầu hết các gia đình hiện nay đều sử dụng điện âm tường nên việc tự ý tháo lắp sửa chữa rất nguy hiểm, cần phải nghiên cứu kỹ bản vẽ đường điện trước khi tiến hành kiểm tra.
Sử dụng điện âm tường
9. Ngắt nguồn điện khi cần thiết
Ngắt nguồn điện từ các thiết bị hoặc ngắt cầu dao điện khi xảy ra hiện tượng ngập nước, trời mưa to, có sấm sét.
Kiểm tra các thiết bị điện trước khi ra khỏi phòng và tắt các thiết bị điện không cần thiết trước khi ra khỏi nhà
Ngắt nguồn điện khi cần thiết
10. Kiểm tra hệ thống đường điện thường xuyên
Bao gồm hệ thống đường dây, các thiết bị đóng cắt, bảo vệ điện.
Như: cầu dao, cầu chì, công tắc điện, ổ cắm,…
Bên cạnh đó ngắt nguồn những thiết bị điện khi không sử dụng.
Kiểm tra hệ thống điện thường xuyên
11. Kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị trong gia đình định kỳ
Chúng ta thường sử dụng các thiết bị điện gia dụng trong thời gian dài mà quên đi việc phải kiểm tra định kỳ.
Việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp phát hiện những hỏng hóc trong các thiết bị một cách kịp thời, hạn chế cháy nổ và tăng cường đảm bảo an toàn điện ở mức tối đa nhất.
Kiểm tra định kỳ thiết bị điện
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú
Trụ sở: Số 41 phố Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - TP Hà Nội
Địa chỉ văn phòng: Số 1 Trần Danh Tuyên - Phường Phúc Lợi - Quận Long Biên - TP Hà Nội
Nhà máy: KCN Viet Nam Singapore (VSIP) – Xã Cẩm Điền – Huyện Cẩm Giàng – Tỉnh Hải Dương
Hotline: 0898.41.41.41
Email: contact@tranphu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/TRANPHU.vietnam