Dù kiểm tra, lắp đặt hay bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị điện, thợ điện cũng cần thực hiện tất cả những bước cần thiết để đảm bảo an toàn điện cũng như thực hiện tốt việc sửa chữa, kiểm soát nguồn điện.
Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện
- Cần đảm bảo cho người lao động biết các phương thức vận hành của máy cơ điện trước khi bắt đầu dùng.
- Đảm bảo rằng dây cắm điện đủ dài; kiểm tra kỹ lưỡng các ổ cắm có bị quá tải hay không bằng các bộ điều hợp, sử dụng ổ cắm điện có dây cắm ngắn và nối tiếp nhiều ổ cắm với nhau sẽ có nguy cơ gây ra hỏa hoạn.
- Sắp đặt đường dây điện phù hợp, gọn gàng nhắm tránh tai nạn và tránh các nguy cơ do điện gây ra.
- Luôn luôn tắt và rút phích cắm của các thiết bị điện trước khi kiểm tra hoặc kiểm tra.
- Chắc chắn những người đang làm việc với điện đều phải có đủ kỹ năng và kiến thức cần thiết để làm việc đó. Đấu dây điện không đúng cách có thể gây nguy hiểm và dẫn đến tai nạn nghiêm trọng.
- Ngừng sử dụng thiết bị ngay lập tức nếu nó bị lỗi và đưa ngay đến trung tâm sửa chữa.
- Không nên để trẻ em leo trèo hoặc chơi quanh hàng rào của trạm biến áp.
- Không được dùng những loại máy bay điều khiển hoặc thả diều ở gần đường dây điện.
- Không sử dụng thiết bị điện ở các khu vực ẩm ướt.
- Mang giày, dép có chất liệu cao su. giày bảo hộ khi tiếp xúc trực tiếp với ổ điện hay đi trong nhà máy để tránh các nguy cơ rò rỉ điện.
An toàn điện là ưu tiên hàng đầu trong mỗi gia đình và hệ thống lưới điện
Các bước kiểm soát an toàn về điện
BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH CÁC MỐI NGUY CƠ MẤT AN TOÀN ĐIỆN
Việc xác định nguy cơ mất an toàn điện bao gồm tìm ra tất cả các công việc, tình huống và quy trình có khả năng gây nguy hiểm.
Thiết bị điện có thể được vận hành trong các điều kiện có khả năng cao gây hư hỏng vì vậy chúng ta nên kiểm tra một cách kĩ lưỡng theo tiêu chí:
– Thời gian sử dụng
– Không gian sử dụng
– Phân loại các thiết bị điện
BƯỚC 2: ĐÁNH GIÁ RỦI DO GÂY KÉM AN TOÀN ĐIỆN
Việc đánh giá rủi ro bao gồm việc dự đoán những gì sẽ xảy ra nếu có người gặp phải mối nguy hại và khả năng xảy ra của nó. Các rủi ro đi cùng với công việc về điện có thể xuất hiện từ các nguồn sau:
– Các tính chất của nguồn điện. Điện năng đặc biệt nguy hiểm do dòng điện không nhìn thấy bằng mắt thường được và không có âm thanh, mùi vị.
– Cách thức và địa điểm thực hiện công việc về điện. Các điều kiện làm việc có thể rất khó khăn, bao gồm thời tiết ẩm ướt, không gian kín và không khí có khả năng gây nguy hại tới sức khỏe và an toàn do cháy nổ.
– Năng lực của người thực hiện công việc về điện.
BƯỚC 3: KIỂM SOÁT RỦI RO
Để kiểm soát những rủi ro trong quá trình sửa chữa điện, khách hàng nên thực hiện một vài biên pháp kiểm soát kỹ thuật cũng như:
- Tắt các thiết bị điện trước khi tiến hành sửa chữa.
- Đảm bảo tiến hành kiểm tra đúng những thông số kỹ thuật về điện, không sử dụng dây đấu điện và các công cụ trong môi trường ẩm ướt trừ khi chúng được thiết kế đặc biệt để dùng trong môi trường đó,..
- Sử dụng vật liệu cách điện, vật che chắn, và lắp đặt thiết bị chống rò điện để ngăn cản xảy ra giật điện.
- Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân gồm có thiết bị đeo bảo vệ mắt, găng tay cách điện, mũ bảo hộ cứng, dây đeo và thiết bị bảo vệ hô hấp.
Đề phòng các nguy cơ rò rỉ điện là điều bắt buộc phải thực hiện
Tổng kết
Trên đây là một số lưu ý khi sử dụng điện và cách phòng tránh, kiểm soát rủi ro về điện tối ưu nhất. Sử dụng điện là nhu cầu rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, xí nghiệp và các hộ gia đình; nhưng để sử dụng điện một cách an toàn và tránh các nguy cơ rò rỉ hoặc chập điện là mối quan tâm hàng đầu đối với mỗi người.