Thành phần cấu tạo của Aptomat
Aptomat còn gọi là cầu dao tự động, là thiết bị đóng ngắt tự động để bảo vệ quá tải và ngắn mạch trong hệ thống điện. Ngoài ra, với dòng Aptomat chống rò điện hay aptomat chống giật còn có thêm chức năng còn có chức năng bảo vệ chống dòng rò.
Cấu tạo của Aptomat bao gồm:
Cấu tạo của Aptomat
Tiếp điểm
Hai cấp tiếp điểm: tiếp điểm chính và hồ quang,
Hoặc ba cấp tiếp điểm: chính, phụ, hồ quang.
Khi đóng mạch, các tiếp điểm đóng theo thứ tự: Tiếp điểm hồ quang, tiếp điểm phụ, tiếp điểm chính.
Khi cắt mạch, các tiếp điểm mở theo thứ tự: tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ, tiếp điểm hồ quang
Hộp dập hồ quang
Hai kiểu thiết bị dập hồ quang thường dùng là: Kiểu nửa kín được đặt trong vỏ kín của CB và có lỗ thoát khí và kiểu hở được dùng để giới hạn dòng điện cắt lớn hơn 50KA hoặc cao áp (1000KA). Để phân chia hồ quang thành nhiều đoạn ngắn, người ta thường sử dụng những tấm thép xếp thành lưới ngăn trong buồng dập hồ quang.
Cơ cấu truyền động cắt MCB
Có hai cách: Bằng tay được thực hiện với các CB có dòng điện định mức không lớn hơn 600A và bằng cơ điện (điện từ, động cơ điện) được ứng dụng ở các CB có dòng điện lớn hơn (đến 1000A), ngoài ra còn có cách điều khiển bằng động cơ điện hoặc khí nén.
Móc bảo vệ
Móc bảo vệ thường được làm từ hệ thống điện tử và rơle nhiệt . Móc bảo vệ là các phần tử bảo vệ có tác dụng tự động cắt khi mạch điện có sự cố quá tải xảy ra.
Nguyên lý hoạt động của Aptomat
Aptomat là thiết bị có nguyên lý hoạt động đơn giản nhưng hiệu quả cao
Aptomat ở trạng thái đóng tiếp điểm nhờ 2 móc 2 khớp với móc 3 cùng một cụm tiếp điểm động sau khi đóng điện.
Khi Aptomat ở trạng thái ON nam châm điện 5 và phần ứng 4 không hút với dòng điện định mức
Khi xảy ra tình trạng ngắn mạch hay quá tải, lực hút điện từ ở nam châm điện 5 sẽ hút phần ứng 4 xuống làm bật nhả móc 3, móc 5 được thả tự do, lò xo 1 được thả lỏng, dẫn đến việc các tiếp điểm Aptomat được mở ra, mạch điện được ngắt.
Nguyên lý hoạt động của Aptomat
Lựa chọn Aptomat phù hợp
Người ta chọn Aptomat dựa vào các yếu tố: dòng điện tính toán đi trong mạch; dòng điện quá tải; tính thao tác có chọn lọc.
Ngoài ra, đặc tính làm việc của phụ tải cũng là một yếu tố để lựa chọn Aptomat
Yêu cầu đối với lựa chọn Aptomat là dòng điện định mức của mức bảo vệ Iap không được bé hơn dòng điện tính toán của mạch:
Tùy theo đặc tính và điều kiện làm việc cụ thể của phụ tải, người ta hướng dẫn lựa chọn dòng điện định mức của móc bảo vệ bằng 125%, 150% hoặc cao hơn nữa khi so với dòng điện tính toán của mạch. Cuối cùng, lựa chọn Aptomat còn phải theo các số liệu kỹ thuật đã cho của nhà chế tạo.
Phân loại Aptomat thông dụng hiện nay
Có rất nhiều loại Aptomat khác nhau của nhiều thương hiệu khác nhau nhưng nhìn chung chỉ có ba cấp bảo vệ là 30mA, 100mA và 300mA.
30mA: bảo vệ chống giật cho từng tầng nhà ở
100mA – 300mA: bảo vệ chống giật duy nhất cho toàn bộ nhà ở
Công thức tính để chọn aptomat chuẩn nhất
Công thức tính: I= P:U
Trong đó
P: công suất tiêu thụ điện của các thiết bị trong nhà
U: hiệu điện thế.
I: chỉ số chọn Aptomat
R = 0
Ngoài ra để chọn được Aptomat cần tuân thủ công thức:
IB < In < Iz.
Trong đó
IB: dòng điện lớn nhất của thiết bị điện cần bảo vệ.
Iz : giới hạn dòng điện cho phép của dây dẫn
Cách đọc thông số trên aptomat
Ue: Điện áp định mức.
Ui: Điện áp cách điện định mức.
Uimp: Điện áp chịu xung định mức.
Ics: Dòng điện cắt tải thực tế.
In: Dòng điện định mức.
Icu: Khả năng chịu được dòng của tiếp điểm khi có sự cố ngắn mạch (Ics=50%ICu).
Icw: Khả năng chịu dòng ngắn mạch của tiếp điểm.
AT: Ampe Trip (dòng điện tác động).
AF: Ampe Frame (dòng điện khung).