Việc lắp đặt mạch điện trong nhà cần đảm bảo tính an toàn cao nhất vì nó liên quan trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày trong gia đình. Lựa chọn sơ đồ mạch điện anof cho phù hợp để vừa an toàn, tiết kiệm chi phí lại vừa đảm bảo yếu tố thẩm mĩ và hiệu suất sử dụng tốt nhất. Các sơ đồ mạch điện nào thông dụng và cần lưu ý gì khi lắp đặt, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Các sơ đồ đi dây điện trong nhà thông dụng
Có 2 các loại sơ đồ đi dây điện trong nhà thông dụng đó là sơ đồ đi dây điện trong nhà dạng nổi và sơ đồ đi dây điện trong nhà dạng chìm. Với mỗi loại sơ đồ có những ưu và nhược điểm riêng, nên các hộ gia đình cần tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn.
Cách đi dây điện trong nhà thông dụ
Sơ đồ đi dây điện trong nhà dạng nổi
Đối với sơ đồ đi dây điện trong nhà dạng nổi, dây điện sẽ được đi nổi trên tường có thể sử dụng ống luồn hoặc không, nhưng thông thường sẽ sử dụng ống luồn dây điện để đảm bảo an toàn, tránh va chạm và rò rỉ điện. Đường dây nổi có thể được lắp đặt ngay sau khi việc xây dựng cho ngôi nhà hoàn thành.
Sơ đồ đi dây điện trong nhà dạng nổi sẽ tiết kiệm được chi phí lắp đặt, dễ sửa chữa khắc phục trong quá trình sử dụng và không cần lên sơ đồ cầu kỳ trước khi xây dựng.
Sơ đồ đi dây điện trong nhà dạng chìm
Sơ đồ đi dây điện trong nhà dạng chìm được hiểu là cách thiết kế và thi công điện chìm đằng sau tường hoặc dưới lòng đất. Đa số các công trình hiện tại đều được xây dựng theo cấu trúc này nhằm bảo đảm được tính thẩm mỹ, cùng với đó là tạo không gian sinh hoạt sử dụng tiện nghi, thoải mái hơn.
Ưu điểm nổi bật, lớn nhất của sơ đồ này là giảm thiểu được tối đa tiếp xúc trực tiếp với dây điện trực tiếp trong quá trình sử dụng, sinh hoạt, không phải lo lắng khi dây điện bị đứt, bị hở và gây mất an toàn khi sử dụng. Việc sửa chữa sau này cũng sẽ an toàn khi chúng ta đã có bản vẽ chi tiết sơ đồ về đường đi của dây điện trong tường.
Bí quyết thiết kế sơ đồ đi dây điện trong nhà
Mạng điện phải được dựng và lắp đặt cung cấp đủ điện điện năng cho các thiết bị điện trong nhà, do đó việc thiết kế sơ đồ đi dây điện trong nhà cần đáp ứng được những yêu cầu sau:
Sơ đồ đi dây điện trong nhà phải được thiết kế đúng với các tiêu chuẩn an toàn điện, phân bố dây phù hợp
Chúng ta cũng nên chia đường điện thành nhiều nhánh để dễ dàng thao tác và ngắt điện khi sửa chữa
Những loại dây điện giống nhau sẽ có màu giống nhau: dây lửa sẽ có một màu, dây mát sẽ có một màu,…
Đồng thời chúng ta cũng không nên đi dây điện chìm ở nơi có thể bị đóng đinh hoặc bị khoan.
Không nên lắp đặt đường dây điện đấu chung với dây cáp tivi, mạng. Vì như thế có thể làm nhiễu loạn tín hiệu của các thiết bị đầu thu.
Đặc điểm cấu tạo của mạng điện trong nhà
Mạng điện đơn giản
Mạch điện chính từ mạng điện phân bổ phải đi qua công tơ điện vào nhà.
Mạch nhánh từ mạch chính rẽ các mạch nhánh sẽ được mắc song song với nhau nhằm có thể điều khiển độc lập, có chức năng cấp điện tới đồ dùng.
Ví dụ như các thiết bị đóng cắt và bảo vệ, bảng điện,…
Hình ảnh sơ đồ mạch điện đơn giản
Mạng điện phức tạp
Sơ đồ mạng điện phức tạp bao gồm các phần chính như:
-Hộp phân phối
-Aptomat tổng
-Aptomat nhánh
-Đồ dùng điện
-Ổ điện
Hình ảnh sơ đồ mạch điện phức tạp
Trước khi lắp đặt mạch điện trong nhà cần tìm hiểu kỹ các loại sơ đồ mạch điện, ưu nhược điểm của từng loại và sự phù hợp với điều kiện thực tế công trình để lựa chọn được mạch sơ đồ phù hợp nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú
Địa chỉ: Số 41 Phố Phương Liệt, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Hotline: 0898.41.41.41
Email: contact@tranphu.vn
Website: www.tranphucable.com.vn