Mạng lưới điện sử dụng phổ biến hiện nay là điện 220V 1 pha, 1 dây nóng và 1 dây mát. Vậy nên nhiều người muốn chuyển động cơ của mình từ 3 pha về 1 pha để phù hợp với mạng lưới điện nhưng không biết làm thế nào. Bài viết cách đấu motor 3 pha thành 1 pha dưới đây sẽ giúp bạn có thể chuyển đổi được một cách dễ dàng hơn.
Nguyên tắc chuyển đổi motor 3 pha thành 1 pha
Để chuyển đổi motor 3 pha thành 1 pha, bạn cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau dây:
-
Bạn phải đặt 1 trong 2 cuộn dây pha thành 1 cuộn làm việc và 1 cuộn khởi động.
-
Bạn cần đảm bảo điện áp trên cuộn dây không đổi.
-
Khi tính trị số tụ điện, bạn phải chọn sao cho góc lệch pha giữa dòng điện cuộn làm việc và cuộc khởi động đạt 900.
Để tính được trị số của tụ điện làm việc và tụ điện khởi động, bạn có thể thực hiện bằng 2 phương pháp là theo công thức và theo kinh nghiệm. Cách tính cụ thể của từng phương pháp được thể hiện như sau:
Motor 3 pha
Tính chọn trị số tụ điện làm việc và tụ khởi động theo công thức
Với phương pháp này, để tính được trị số của từng loại tụ điện thì bạn chỉ cần tiến hành theo 3 bước đơn giản sau đây:
-
Bước 1: Tính điện dung tụ điện làm việc theo công thức Clv= kx(Ipha/Ul). Trong đó ta có Ipha là dòng điện định mức, k là hệ số tính toán tùy thuộc vào từng sơ đồ sẽ có các giá trị khác nhau và UL là điện áp cấp nguồn 1 pha mà động cơ sẽ hoạt động ở pha đó.
-
Bước 2: Tiến hành tính điện áp tụ điện làm việc và công thức tính là UC > 1.5UL
-
Bước 3: Tính điện dung của tụ điện khởi động bằng công thức Ckđ = (2-3)xCLV.
Tính trị số tụ theo kinh nghiệm
Phương pháp tính trị số của các tụ điện theo kinh nghiệm sẽ dựa vào hiệu điện thế, công suất và loại dây sử dụng là 1 pha hay 3 pha. Khi xác định được những chỉ tiêu trên, bạn tiến hành tính điện áp của tụ làm việc và điện dung của tụ khởi động. Với những động cơ chạy có hiệu điện thế 220 Volt thì cứ 1 Kilowatt phải có CLV = 65 mF.
Hướng dẫn cách đấu motor 3 pha thành 1 pha
Trên thực tế, động cơ 3 pha vẫn có thể làm việc được trong lưới điện 1 pha. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng với các động cơ 3 pha có công suất nhỏ dưới 2 Kilowatt và không áp dụng cho động cơ có công suất lớn hơn.
Cách nối tụ điện thường trực với động cơ 3 pha để giúp thiết bị hoạt động với điện áp 1 pha là phương pháp đơn giản và nhanh chóng trong quá trình đấu motor 3 pha thành 1 pha. Kết nối hình tam giác và hình sao là hai kiểu kết nối đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết cho 2 kỹ thuật này:
>> Tham khảo: Vì sao nên chọn dây cáp nhiều lõi?
Kết nối tụ thường trực với động cơ đấu hình tam giác
Phương pháp này tương đối đơn giản, bạn chỉ cần nối tự điện thường trực với đầu của động cơ đấu nối sao cho chúng liên kết với nhau tạo thành một hình tam giác. Tuy nhiên, trong quá trình nối bạn phải lưu ý thay đổi kết nối của đầu nối giữa các tụ điện sao cho động cơ có thể đổi chiều khi quay.
Tìm hiểu cách đấu nối motor 3 pha
Kết nối tụ thường trực với động cơ đấu hình sao
Cũng tương tự như kiểu kết nối hình tam giác, bạn tiến hành nối tụ thường trực vào động cơ đấu nối sao cho các tụ điện này liên kết với nhau tạo thành 1 hình sao. Bạn cũng phải đặc biệt chú ý thay đổi kết nối giữa các đầu nối để cho phép động cơ đổi chiều khi quay.
Cách chọn tụ thường trực
Lựa chọn tụ điện thường trực là một bước rất quan trọng trước khi tiến hành đấu nối để chuyển đổi động cơ 3 pha sang sử dụng lưới điện 1 pha. Điều đầu tiên, bạn cần lưu ý chính là chọn tụ điện có điện dung phù hợp với động cơ đấu. Bởi vì nếu bạn sử dụng tụ điện có điện dung không phù hợp, quá thấp hoặc quá cao cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của động cơ, thậm chí có thể gây chảy, hư hỏng động cơ.
Điều tiếp theo là bạn nên lựa chọn mua tụ điện thường trực chất lượng của các nhà phân phối lớn để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và an toàn hơn. Cuối cùng là bạn cần phải có kiến thức chuyên môn để quá trình đấu nối cũng như chọn mua thiết bị được tốt nhất.
Dưới đây là những thông số về giá trị điện dung của các mạng lưới điện phổ biến hiện nay. Bạn cũng có thể dựa vào những trị số này để lựa chọn được tụ điện thường trực phù hợp cho động cơ của mình:
-
Với lưới điện 220 Volt, giá trị điện dung là 70 µF/FW và Uc = 250 Volt.
-
Với lưới điện 110 Volt, giá trị điện dung là 240 µF/FW và Uc = 125 Volt.
-
Với lưới điện 380 Volt, giá trị điện dung là 22 µF/FW và Uc = 430 Volt.
Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú, tiền thân là Xí nghiệp cơ khí Trần Phú được thành lập năm 1965, trải qua gần 6 thập kỷ xây dựng & phát triển, đến nay Trần Phú là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện.
Từ năm 2020, Trần Phú chính thức tạo bước nhảy vọt về công nghệ sản xuất khi xây dựng và chính thức vận hành nhà máy sản xuất dây cáp điện với quy mô 5ha tại KCN Việt nam – Singapore VSIP Hải Dương. Tại nhà máy mới, cả 4 công đoạn quan trọng nhất trong sản xuất dây điện: Kéo – Bện – Bọc lõi – Bọc vỏ Trần Phú đều đầu tư máy của 2 nhà chế tạo máy sản xuất dây điện hàng đầu thế giới là Niehoff và Rosendahl…Điều này cho phép Trần Phú đem đến cho thị trường những sản phẩm dây cáp điện chất lượng không chỉ tốt hơn mà đó còn là những sản phẩm vô cùng tinh xảo. Đáp ứng đúng lời hứa thương hiệu từ ngày mới thành lập: “Độ bền thách thức thời gian” và “Tiêu hao nhỏ nhất trên đường dây điện”
|
Cơ điện Trần Phú đã cung cấp cho bạn những thông tin hướng dẫn về cách đấu motor 3 pha thành 1 pha thông qua bài viết trên đây. Hy vọng bạn có thể thực hiện được thành công với phương pháp này. Để mua các loại dây điện chất lượng, bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau đây:
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú
Trụ sở: Số 41 phố Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - TP Hà Nội
Địa chỉ văn phòng: Số 1 Trần Danh Tuyên - Phường Phúc Lợi - Quận Long Biên - TP Hà Nội
Nhà máy: KCN Viet Nam Singapore (VSIP) – Xã Cẩm Điền – Huyện Cẩm Giàng – Tỉnh Hải Dương
Hotline: 0898.41.41.41
Email: contact@tranphu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/TRANPHU.vietnam