Máng cáp điện là một sản phẩm chuyên dùng để thiết kế hệ thống máng cáp. Trong hệ thống, máng cáp có vai trò bảo vệ các thiết bị và dây dẫn khỏi tác động từ môi trường. Đồng thời, máng cáp còn cung cấp một không gian để sắp xếp dây dẫn một cách gọn gàng. Để phát huy được hết tác dụng, kỹ sư phải tính toán để lựa chọn máng cáp phù hợp. Vậy cách tính kích thước máng cáp điện như thế nào?
Giới thiệu sơ lược về máng cáp
Máng cáp điện là một dạng máng đỡ dùng để nâng đỡ hệ thống dây dẫn, đồng thời bảo vệ chúng khỏi tác nhân lý hóa của môi trường. Trước khi giới thiệu về công thức tính cắt máng điện, chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược về sản phẩm này.
máng cáp điện được cấu tạo gồm thân máng và nắp máng
Cấu tạo máng cáp điện
Máng cáp được cấu tạo từ hai thành phần, bao gồm thân máng và nắp máng. Trong đó, thân máng sẽ có cấu tạo hình chữ u và có thể được đục lỗ hoặc không, tùy vào yêu cầu kỹ thuật và mục đích sử dụng. Còn nắp máng cáp được thiết kế tương tự với thân máng cáp nhưng không được đục lỗ. Việc này giúp tăng khả năng bảo vệ hệ thống dây dẫn bên trong máng cáp tốt hơn.
Đặc tính tiêu chuẩn của máng cáp điện
Máng cáp điện được sản xuất công nghiệp theo một quy trình nghiêm ngặt. Mỗi loại máng cáp đều được gán cho các đặc tính kỹ thuật khác nhau. Sau đây là tổng hợp những đặc tính tiêu chuẩn của các loại máng cáp hiện nay:
-
Vật liệu: Hợp kim của thép như tôn cán nguội sơn tĩnh điện, tôn mạ kẽm, tôn mạ kẽm nhúng nóng. Một số loại máng cáp được làm từ các loại inox như 316, 304 và 201.
-
Đơn vị tính: cây
-
Chiều dài tiêu chuẩn: Mỗi cây dao động từ khoảng 2.5m đến 3.0m tùy vào mẫu máng cáp
-
Kích thước chiều rộng: Mỗi cây dao động từ khoảng 50mm đến 800mm tùy vào mẫu máng cáp
-
Kích thước chiều cao: Mỗi cây dao động từ khoảng 40mm đến 200mm tùy vào mẫu máng cáp
-
Độ dày vật liệu: Mỗi tấm thân và nắp máng có thể có độ dày từ 0.8mm, 1.0mm, 1.2mm, 1.5mm, 2.0mm và 2.5mm tùy vào mẫu máng cáp
-
Màu: Máng cáp thường có màu xám ghi. Bên cạnh đó còn có những màu như trắng, cam,...
Phân loại máng cáp
Hiện nay, máng cáp có nhiều mẫu mã khác nhau. Để thuận tiện trong việc thống kê, quản lý và tra cứu, máng cáp được chia thành các loại khác nhau. Chúng bao gồm những loại sau:
-
Phân loại dựa trên chất liệu: Máng cáp tôn cán, máng cáp thép, máng cáp inox,...
-
Phân loại dựa trên kích thước: 200x100, 300x100, 600x100, 800x100, 1000x100,...
-
Phân loại dựa trên đơn vị sản xuất: Máng cáp nhập khẩu, máng cáp xuất khẩu và máng cáp dùng nội địa.
>> Tham khảo: Vì sao dây điện Trần Phú 2x6 được nhiều người sử dụng?
Nên lựa chọn máng cáp điện phù hợp tránh lãng phí
Vì sao cần chọn kích thước máng cáp điện phù hợp?
Việc lựa chọn kích thước máng cáp phù hợp sẽ khiến việc lắp đặt thi công dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, chọn đúng kích thước còn mang đến những lợi ích sau:
Tiết kiệm không gian
Máng cáp điện có kích thước phù hợp sẽ khiến hệ thống máng cáp điện có diện tích nhỏ nhất có thể. Khi đó, hệ thống sẽ gọn gàng và được thoáng khí tốt hơn. Không những vậy, máng cáp có kích thước phù hợp đủ sẽ khiến kết cấu của toàn bộ hệ thống trở nên kiên cố hơn.
Tiết kiệm chi phí
Máng cáp càng lớn sẽ có giá thành càng cao. Do đó, nếu chọn máng cáp có kích thước quá lớn thì sẽ gây tốn ngân sách một cách vô ích. Ngược lại, nếu lựa chọn máng cáp có kích thước quá nhỏ thì sẽ không đủ không gian sắp xếp dây dẫn. Khi đó, bạn buộc phải mua thêm máng cáp để hỗ trợ. Do vậy, việc lựa chọn đúng máng cáp có kích thước phù hợp sẽ giúp tiết kiệm chi phí nhất có thể.
Cách tính kích thước máng cáp điện phù hợp
Việc lựa chọn kích thước máng cáp điện phù hợp rất quan trọng đối với hệ thống máng cáp. Để dễ dàng thực hiện công việc này, các kỹ sư sẽ sử dụng công thức tính cắt máng điện để tính toán chiều rộng và chiều cao.
Xác định chiều rộng
Chiều rộng quyết định đến khả năng chứa dây dẫn của máng cáp. Để có thể xếp đủ dây dẫn vào máng cáp, kỹ sư sẽ tính tiết diện dây từng dây và lấy tổng các kết quả với nhau rồi nhân tổng với 1.3. Sau đó lựa chọn máng cáp có kích thước lớn hơn so với tổng vừa tính được.
Cụ thể, giả sử bạn có 2 dây dẫn CV 100, 2 dây dẫn CV 38 và 3 dây dẫn CV 22. Trong đó, các dây có kích thước lần lượt là 42mm, 26mm và 22mm. Theo đó, diện tích tổng của các dây là: 42 x 2 + 26 x 2 + 22 x 3 = 202 (mm).
Vậy kích thước phù hợp tối thiểu là 202 x 1.3 = 262.6 (mm). Khi đó, bạn có thể chọn máng có chiều rộng 300mm, 400mm, 500mm,... Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí nhất thì ta chỉ nên chọn 300mm.
Xác định chiều cao
Để xác định chiều cao, bạn cần xác định cách thiết kế dây cáp. Theo đó, nếu sắp xếp theo hàng ngang, bạn nên chọn máng cáp có kích thước lớn hơn bán kính của dây to nhất. Còn nếu xếp dây chồng lên nhau thì cần cách tính phức tạp hơn. Bên cạnh đó, việc xác định chiều cao cũng phụ thuộc vào trọng tải máng cáp. Cạnh máng cáp cần phải đáp ứng được tiêu chuẩn đỡ cáp của hệ thống.
Tóm lại, cách tính kích thước máng cáp điện phù hợp với công trình là thông tin mà các kỹ sư cần phải biết. Việc này sẽ giúp tiết kiệm không gian xây dựng và chi phí mua máng cáp.
Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú, tiền thân là Xí nghiệp cơ khí Trần Phú được thành lập năm 1965, trải qua gần 6 thập kỷ xây dựng & phát triển, đến nay Trần Phú là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện.
Từ năm 2020, Trần Phú chính thức tạo bước nhảy vọt về công nghệ sản xuất khi xây dựng và chính thức vận hành nhà máy sản xuất dây cáp điện với quy mô 5ha tại KCN Việt nam - Singapore VSIP Hải Dương. Tại nhà máy mới, cả 4 công đoạn quan trọng nhất trong sản xuất dây điện: Kéo - Bện - Bọc lõi - Bọc vỏ Trần Phú đều đầu tư máy của 2 nhà chế tạo máy sản xuất dây điện hàng đầu thế giới là Niehoff và Rosendahl...Điều này cho phép Trần Phú đem đến cho thị trường những sản phẩm dây cáp điện chất lượng không chỉ tốt hơn mà đó còn là những sản phẩm vô cùng tỉnh xảo. Đáp ứng đúng lời hứa thương hiệu từ ngày mới thành lập: “Độ bền thách thức thời gian” và “Tiêu hao nhỏ nhất trên đường dây điện”.
Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú, tiền thân là Xí nghiệp cơ khí Trần Phú được thành lập năm 1965, trải qua gần 6 thập kỷ xây dựng & phát triển, đến nay Trần Phú là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện.
Từ năm 2020, Trần Phú chính thức tạo bước nhảy vọt về công nghệ sản xuất khi xây dựng và chính thức vận hành nhà máy sản xuất dây cáp điện với quy mô 5ha tại KCN Việt nam – Singapore VSIP Hải Dương. Tại nhà máy mới, cả 4 công đoạn quan trọng nhất trong sản xuất dây điện: Kéo – Bện – Bọc lõi – Bọc vỏ Trần Phú đều đầu tư máy của 2 nhà chế tạo máy sản xuất dây điện hàng đầu thế giới là Niehoff và Rosendahl…Điều này cho phép Trần Phú đem đến cho thị trường những sản phẩm dây cáp điện chất lượng không chỉ tốt hơn mà đó còn là những sản phẩm vô cùng tinh xảo. Đáp ứng đúng lời hứa thương hiệu từ ngày mới thành lập: “Độ bền thách thức thời gian” và “Tiêu hao nhỏ nhất trên đường dây điện”
|
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú
Trụ sở: Số 41 phố Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - TP Hà Nội
Địa chỉ văn phòng: Số 1 Trần Danh Tuyên - Phường Phúc Lợi - Quận Long Biên - TP Hà Nội
Nhà máy: KCN Viet Nam Singapore (VSIP) – Xã Cẩm Điền – Huyện Cẩm Giàng – Tỉnh Hải Dương
Hotline: 0898.41.41.41
Email: contact@tranphu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/TRANPHU