Cầu chì trung thế là gì? Phân loại và thông số kỹ thuật của cầu chì trung thế

04/12/2022

Cầu chì đang là thiết bị phổ biến, được sử dụng để bảo vệ mạch điện cho cả công trình dân dụng và các công trình lớn. Đối với mỗi hệ thống điện, sẽ có loại cầu chì phù hợp riêng. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được cầu chì trung thế là gì, phân loại và các thông số kỹ thuật của loại thiết bị này. 

Cầu chì trung thế là gì?

Cầu chì trung thế là thiết bị được sản xuất nhằm ứng dụng cho hệ thống điện trung thế. Loại cầu chì này được sử dụng với mục đích bảo vệ mạch điện khi phát hiện có sự cố xảy ra trong tĩnh mạch hoặc rò rỉ điện. Từ đó, thiết bị này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho cả hệ thống và người trong quá trình sử dụng. Loại cầu chì này ứng dụng được cho cả công trình dân dụng và các công trình lớn. 

Bên cạnh đó, sản phẩm này còn có thiết kế nhỏ gọn dễ dàng cho việc vận chuyển và dễ dàng lắp đặt vào các vị trí trong hệ thống điện. Ngoài ra, đặc điểm lớn nhất của thiết bị này là có thể tháo rời các bộ phận và lắp ráp lại một cách đơn giản. Điều này giúp cho việc sửa chữa cũng như thay mới khi cầu chì gặp sự cố sẽ diễn ra nhanh chóng hơn. 

Cầu chì trung thế là gì?

Phân loại cầu chì trung thế 

Trên thị trường hiện nay, cầu chì trung thế gồm có 3 loại chính là Back up, General Purpose và Full Range. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm nổi bật và ứng dụng khác nhau, cụ thể được thể hiện như sau: 

Cầu chì trung thế Back up

Đây là loại cầu chì với thiết kế sử dụng riêng cho các thiết bị có tính hút dòng cao và động cơ khi đang khởi động. Vì có tính năng làm việc cao gấp 3 đến 5 lần cầu chì khác nên thiết bị này có thể hoạt động ổn định khi dòng điện đang tăng nhanh trong thời gian 4-5 giây. Tuy nhiên, nếu sản phẩm này hoạt động liên tục trong điều kiện dòng điện tăng cao thì rất dễ dẫn đến quá tải và gây đứt dây cầu chì. 

Cầu chì trung thế General Purpose

General Purpose hay còn gọi là cầu chì có các chức năng cơ bản. Cầu chì General Purpose chỉ chủ yếu được sử dụng trong việc bảo vệ sự cố ngắn mạch của hệ thống điện. Nhưng bù lại, thiết bị này lại có tính hiệu quả cao và có thể làm việc ổn định liên tục trong nhiều giờ. 

Cầu chì trung thế Full Range 

Full Range được biết đến là loại cầu chì đa chức năng. Thiết bị này có thể vừa bảo vệ tốt cho hệ thống điện khi có sự cố ngắn mạch, vừa giúp hạn chế việc quá tải nguồn và dòng điện. Vì những tính năng nổi bật như trên nên sản phẩm này hiện đang được ứng dụng rộng rãi và có nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng cho việc bảo vệ mạng lưới điện của mình. 

Thông số kỹ thuật của cầu chì trung thế

Thông số kỹ thuật của cầu chì trung thế sẽ bao gồm dòng điện định mức, điện thế định mức, Striker, Breaking capacity I1 và Minimum Breaking Current I3. Đặc điểm của từng thông số cụ thể như sau:

Dòng điện định mức

Dòng điện định mức chính là dòng điện tối đa có thể đi qua cầu chì mà không làm đứt dây chảy trong cầu chì. Thông số này sẽ cho biết mức độ lớn nhất mà dòng điện có thể được dùng đối với từng loại cầu chì. Từ đó giúp khách hàng lựa chọn được thiết bị phù hợp với hệ thống điện của mình và đảm bảo độ an toàn cao hơn trong quá trình sử dụng. 

>> tham khảo: Những điều cần biết về các loại cáp chống cháy

Điện thế định mức 

Đây là thông số quan trọng giúp người dùng dễ dàng lựa chọn được loại cầu chì phù hợp. Điện thế định mức là thông số thể hiện khả năng hoạt động của cầu chì, xem có chính xác hay là không. Thông số này thường xuất hiện trên thân của sản phẩm với hai mức điện thế rõ rệt. Nếu điện thế ở mức từ 3/7.2 kilovolt đến 10/24 kilovolt, chứng tỏ cầu chì đang hoạt động rất tốt. 

Striker 

Đây là một thông số dùng để chỉ kích thước của cầu chì. Trong thiết bị này sẽ có chứa một thanh sát thường dài khoảng 30mm, đường kính 15mm và thanh sắt này sẽ bung ra khi cầu chì bị đứt. Bên cạnh đó, Striker còn có lực đẩy định mức là 50N - 100N. Thông số này sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại cầu chì và nhà sản xuất. 

Breaking Capacity I1 

Breaking Capacity I1 sẽ cho biết về khả năng chịu được dòng ngắn mạch của cầu ch và thường có đơn vị tính là KA. Nếu sự ngắn mạch của dòng điện lớn hơn mức quy định thì cầu chì sẽ bị nổ hoặc đứt ngay lập tức. 

Minimum Breaking Current I3 

Minimum Breaking Current I3 là thông số thể hiện dòng điện mà cầu chì có thể cắt được khi có các sự cố rò rỉ hoặc quá tải điện xảy ra. Thông số này chủ yếu được ghi trên cầu chì có các chức năng cơ bản như Back up hoặc General Purpose. 

Thông qua những thông tin chi tiết trên đây, Cơ điện Trần Phú đã giúp bạn hiểu được về cầu chì trung thế là gì và các loại cầu chì trung thế. Hãy theo dõi web của Trần Phú để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích nhé. Còn nếu bạn có nhu cầu mua các thiết bị điện, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau đây:

 

Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú, tiền thân là Xí nghiệp cơ khí Trần Phú được thành lập năm 1965, trải qua gần 6 thập kỷ xây dựng & phát triển, đến nay Trần Phú là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện.

Từ năm 2020, Trần Phú chính thức tạo bước nhảy vọt về công nghệ sản xuất khi xây dựng và chính thức vận hành nhà máy sản xuất dây cáp điện với quy mô 5ha tại KCN Việt nam – Singapore VSIP Hải Dương. Tại nhà máy mới, cả 4 công đoạn quan trọng nhất trong sản xuất dây điện: Kéo – Bện – Bọc lõi – Bọc vỏ Trần Phú đều đầu tư máy của 2 nhà chế tạo máy sản xuất dây điện hàng đầu thế giới là Niehoff và Rosendahl…Điều này cho phép Trần Phú đem đến cho thị trường những sản phẩm dây cáp điện chất lượng không chỉ tốt hơn mà đó còn là những sản phẩm vô cùng tinh xảo. Đáp ứng đúng lời hứa thương hiệu từ ngày mới thành lập: “Độ bền thách thức thời gian” và “Tiêu hao nhỏ nhất trên đường dây điện”

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú

Trụ sở: Số 41 phố Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - TP Hà Nội

Địa chỉ văn phòng: Số 1 Trần Danh Tuyên - Phường Phúc Lợi - Quận Long Biên - TP Hà Nội

Nhà máy: KCN Viet Nam Singapore (VSIP) – Xã Cẩm Điền – Huyện Cẩm Giàng – Tỉnh Hải Dương

Hotline: 0898.41.41.41

Email: contact@tranphu.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/TRANPHU.vietnam

 

Chia sẻ bài viết :
Download App