Cấu tạo của cầu dao như thế nào? Cầu dao có nguyên lý làm việc như thế nào? Hiện nay trên thị trường có những loại cầu dao nào? Nếu bạn đang thắc mắc các câu hỏi này thì không nên bỏ qua bài viết dưới đây của cơ điện Trần Phú. Thông qua bài viết, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về cầu dao điện.
Cấu tạo của cầu dao
Cầu dao là công tắc điện được dùng để bảo vệ mạch điện khi xảy ra các tình trạng như quá tải, sụt áp hoặc ngắn mạch. Cầu dao điện có thể đóng mở tự động hoặc người dùng có thể đóng mở thủ công. Sử dụng cầu dao giúp thiết bị điện trong hệ thống điện hoạt động ổn định và có tuổi thọ cao hơn.
Cầu dao điện được cấu tạo bởi 2 bộ phận chính là lưỡi dao và hệ thống kẹp lưỡi được làm từ hợp kim của đồng. Ngoài ra, bộ phận nối dây của cầu dao cũng được làm bằng hợp kim đồng. Vật liệu này giúp tăng khả năng dẫn điện và độ nhạy với các phản ứng về cường độ dòng điện trong mạch của cầu dao.
Cấu tạo chi tiết của cầu dao điện
Nguyên lý làm việc của cầu dao điện
Nguyên lý làm việc của cầu dao không quá phức tạp. Dòng điện sẽ đi ra từ dây nóng và về ở dây mát hoặc ngược lại, 2 dòng điện này có chiều ngược nhau. Nghĩa là từ trường biến thiên được sinh ra trong cuộn dây là ngược chiều nhau. Nếu 2 dòng điện này có điện áp bằng nhau thì 2 từ trường biến thiên sẽ tự động triệt tiêu lẫn nhau làm cho điện áp đầu ra của cuộn dây thứ cấp bằng 0.
Trong trường hợp điện áp qua 2 dây bị dò, dòng điện trên 2 dây có sự khác nhau khiến cho 2 từ trường biến thiên sinh ra trong cuộn dây cũng sẽ khác nhau. Từ đó sẽ xuất hiện cảm ứng trên cuộn dây.
Khi thao tác với cầu dao, nhờ hệ thống lưỡi dao và hệ thống kẹp, mạch điện được đóng ngắt khi xảy ra sự cố về dòng điện. Trong quá trình ngắt mạch, cầu dao điện thường xảy ra hiện tượng hồ quang. Chính vì vậy, người dùng cần thực hiện dứt khoát để hạn chế sinh ra hiện tượng này.
Phân loại cầu dao điện
Hiện nay, trên thị trường có 4 loại cầu dao điện phổ biến là cầu dao thông thường, cầu dao tự động, cầu dao đảo chiều 1 pha và cầu dao đảo chiều 3 pha. Mỗi loại đều có những tính năng nổi bật riêng, cụ thể như sau:
a. Cầu dao điện thông thường
Ở các loại cầu dao thông thường, việc đóng ngắt mạch điện thường được thao tác chủ yếu bằng tay. Loại cầu dao này thường ngắt đồng thời cả dây pha và dây trung tính. Bên cạnh đó, cầu dao này được trang bị thêm cầu chì cho khả năng ngắt mạch tự động khi dòng điện bị quá tải.
b. Cầu dao điện tự động
Cầu dao điện tự động ngoài chức năng đóng ngắt mạch điện bằng tay thì nó còn có thể tự động ngắt mạch khi dòng điện bị quá tải. Ngoài ra, loại cầu dao này còn có khả năng dò tìm các dòng điện bị lỗi, chống rò điện đất hoặc đóng mở tự động để trở lại trạng thái hoạt động bình thường.
Cầu dao tự động còn được gọi là aptomat và CB. Ngoài những tính năng kể trên thì chúng còn có khả năng chống giật hiệu quả. Một số dòng cầu dao phổ biến là:
-
RCCB: Đây là một loại cầu dao chống giật có thể phát hiện và giúp hạn chế tình trạng dòng điện rò rỉ và có thể ngắt mạch khi xảy ra sự cố.
-
RCBO: Đây là dòng CB chống giật có dạng tương tự như bộ ngắt mạch tự động MCB. Nó có khả năng chống rò rỉ tốt, dòng định mức chỉ từ 6A đến 63A.
-
ELCB: Đây là dòng CB chống giật có thể tự ngắt mạch khi phát hiện sự cố chập điện.
d. Cầu dao điện đảo chiều 1 pha
Cầu dao điện đảo chiều 1 pha có 3 vị trí đấu nối điện, ở mỗi vị trí đấu nối thì có 2 cực. Cấu tạo của cầu dao này gồm 1 cầu điện đảo chiều có đế sứ cách điện, các đầu ốc vít để nối dây điện và cần gạt điều khiển. Cầu dao điện đảo chiều 1 pha được bao bọc bởi 1 lớp vỏ nhựa để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
e. Cầu dao điện đảo chiều 3 pha
Cầu dao đảo chiều 3 pha có 3 tiếp điểm dùng để chuyển đổi nguồn điện tương ứng với từng trường hợp cụ thể. Công suất của loại cầu dao này khá lớn có khả năng bảo vệ mạng lưới điện và máy phát điện nhanh chóng. Bên cạnh đó, cầu dao này có độ bền cao, ít xảy ra tình trạng hỏng hóc và rất dễ lắp đặt.
>> Tham khảo: Contactor là gì? Cấu tạo chính và nguyên lý hoạt động của Contactor
Các loại cầu dao
Sự khác nhau về tính năng giữa cầu dao và aptomat
Aptomat sở hữu nhiều tính năng nổi trội hơn so với cầu dao điện. Cụ thể, cầu dao điện chỉ giúp người dùng ngắt mạch ở hệ thống điện, đi dây dẫn và lắp những thiết bị điện trong gia đình. Cầu dao không có khả năng tự động ngắt dòng điện khi xảy ra sự cố.
Trong khi đó, aptomat có thể sử dụng ở nhiều công trình khác nhau và có thể tự động ngắt mạch điện khi xảy ra các sự cố về điện. Hơn nữa, aptomat còn giúp hạn chế được tình trạng cháy nổ ở các thiết bị điện.
Thông qua bài viết trên, cơ điện Trần Phú đã giới thiệu tới bạn cấu tạo của cầu dao và một số thông tin liên quan. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ hiểu hơn về loại thiết bị này. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu mua các loại dây cáp điện thì có thể liên hệ với chúng tôi qua 0898.41.41.41 để được tư vấn chi tiết và báo giá.
Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú, tiền thân là Xí nghiệp cơ khí Trần Phú được thành lập năm 1965, trải qua gần 6 thập kỷ xây dựng & phát triển, đến nay Trần Phú là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện.
Từ năm 2020, Trần Phú chính thức tạo bước nhảy vọt về công nghệ sản xuất khi xây dựng và chính thức vận hành nhà máy sản xuất dây cáp điện với quy mô 5ha tại KCN Việt nam – Singapore VSIP Hải Dương. Tại nhà máy mới, cả 4 công đoạn quan trọng nhất trong sản xuất dây điện: Kéo – Bện – Bọc lõi – Bọc vỏ Trần Phú đều đầu tư máy của 2 nhà chế tạo máy sản xuất dây điện hàng đầu thế giới là Niehoff và Rosendahl…Điều này cho phép Trần Phú đem đến cho thị trường những sản phẩm dây cáp điện chất lượng không chỉ tốt hơn mà đó còn là những sản phẩm vô cùng tinh xảo. Đáp ứng đúng lời hứa thương hiệu từ ngày mới thành lập: “Độ bền thách thức thời gian” và “Tiêu hao nhỏ nhất trên đường dây điện”.
|
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú
-
Trụ sở: Số 41 phố Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - TP Hà Nội
-
Địa chỉ văn phòng: Số 1 Trần Danh Tuyên - Phường Phúc Lợi - Quận Long Biên - TP Hà Nội
-
Nhà máy: KCN Viet Nam Singapore (VSIP) – Xã Cẩm Điền – Huyện Cẩm Giàng – Tỉnh Hải Dương
-
Hotline: 0898.41.41.41
-
Email: contact@tranphu.vn
-
Fanpage: https://www.facebook.com/TRANPHU