Contactor là gì? có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trong bài viết dưới đây Trần Phú sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho các bạn tham khảo nhé.
Contactor là gì?
Hình ảnh Contactor
Contactor là một công tắc điều khiển bằng điện được sử dụng để chuyển mạch điện, tương tự như rơle nhưng nó có dòng điện định mức cao hơn.
Cơ cấu đóng ngắt của Contactor
Contactor có 3 cơ cấu thực hiện việc đóng ngắt, hay khởi động từ được chế tạo:
- Cơ cấu điện từ
- Cơ cấu thuỷ lực
- Cơ cấu khí động
Trên thực tế, cơ cấu điện từ là loại thông dụng nhất.
Các thông số cơ bản của khởi động từ contactor
Điện áp định mức: Điện áp định mức của Contactor UĐM là điện áp của mạch điện tương ứng mà tiếp điểm chính phải đóng ngắt. Đây chính là điện áp dẫn vào hai đầu cuộn dây của nam châm điện sao cho mạch từ hút lại. Thông số của contactor này được ghi trên nhãn của sản phẩm có các cấp điện áp: 110V, 220V,400V một chiều và 127V, 220V, 380V xoay chiều.
– Khả năng cắt và khả năng đóng: Khả năng cắt của Contactor điện xoay chiều đạt được bội số lên đến 10 lần so với dòng điện định mức với phụ tải điện cảm. Khả năng đóng: Contactor điện xoay chiều được dùng để khởi động động cơ điện cần phải có khả năng đóng từ 4 đến 7 lần IĐM.
– Tuổi thọ: Tuổi thọ của Contactor sẽ phụ thuộc vào số lần đóng, mở. Sau số lần đóng mở thì thiết bị sẽ bị hỏng và không sử dụng được.
– Tần số thao tác: Đây là số lần đóng cắt khởi động từ trong một giờ của Contactor: 30, 100, 120, 180, 300,600, 1200, 1500 lần/giờ.
Ký hiệu Contactor 1 pha và 3 pha
Mỗi khu vực sẽ có những tiêu chuẩn và ký hiệu, quy ước khác nhau. Có các ký hiệu cho cuộn dây, ký hiệu cho tiếp điểm thường đóng, ký hiệu các tiếp điểm trên contactor dạng thường mở. Với từng tiêu chuẩn Châu Âu, Tiêu chuẩn Mỹ và Tiêu chuẩn Liên Xô sẽ có 3 cách ký hiệu dưới đây.
Ký hiệu contactor theo tiêu chuẩn
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của contactor
Cấu tạo của Contactor
Cấu tạo chính của contactor khởi động từ có hai mạch điện: có mạch điều khiển được nối với cuộn dây của nam châm điện và mạch động lực được nối với tiếp điểm tĩnh của contactor, để nối với tải.
Nguyên lí hoạt động của Contactor: Mạch động lực Nam châm điện trong contactor có cấu tạo gồm cuộn dây quấn quanh lõi sắt non. Khi có điện cấp vào cuộn dây thông qua mạch điều khiển, từ trường tạo ra sẽ từ hoá nam châm điện. Từ trường này sẽ hút lõi thép vào nam châm, làm tiếp điểm trong contactor đóng lại và khép kín mạch động lực. Khi ta ngắt mạch điều khiển, từ trường ở nam châm điện sẽ biến mất, và tiếp điểm bắt đầu trở về trạng thái cũ nhờ tác động của lò xo.
Ứng dụng của Contactor trong đời sống
Contactor dùng để điều khiển đóng mở cung cấp nguồn cho một số thiết bị công suất tải lớn như: Máy lạnh lớn, động cơ kéo tải lớn; thường dùng loại 3 pha, nên ít thấy loại 1 pha. Có sự khác biệt giữa Contactor với Relay nguồn điều khiển là một chiều điện áp thấp. Contactor nguồn điều khiển là loại dòng điện xoay chiều có điện áp cao.
Trong công nghiệp chúng được sử dụng để điều khiển vận hành các động cơ hay thiết bị điện, để an toàn khi vận hành. Đây chính là một giải pháp tự động hóa bằng phương pháp cơ điện. Phương pháp này không xử lý được những quá trình phức tạp nhưng nó lại đơn giản và độ ổn định cao dễ sửa chữa hơn.
Trong ngành tự động hóa hiện nay cần đòi hỏi xử lý những công việc có tính chất phức tạp và khó khăn. Vì thế cần phải có sự can thiệp của bộ xử lý nên phương pháp cơ điện tử ra đời để đáp ứng được các quá trình đóng gói sản phẩm, ép nhựa. Contactor cuối cùng vẫn là thiết bị sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp tự động hóa việc sản xuất.
Các loại Contactor phổ biến trên thị trường
Có rất nhiều cách để phân loại contactor, Khi phân loại được rồi chúng ta sẽ dễ dàng trong việc chọn mua thiết bị, tránh mua nhầm thiết bị khởi động từ.
Các cách phân loại như sau:
Dựa trên nguyên lý truyền động: Thì chúng ta có loại contactor khởi động từ kiểu điện từ, kiểu thuỷ lực, hay kiểu khí động, …Thông thường chúng ta hay gặp contactor kiểu điện từ.
- Phân chia theo dòng điện cấp: Có 2 loại khởi động từ điện một chiều và contactor điện xoay chiều.
- Phân loại theo hình dáng kết cấu
- Dựa trên dòng tải tiếp điểm.
- Phân loại theo trạng thái của tiếp điểm: Tiếp điểm thường đóng và tiếp điểm thường hở.
Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú, tiền thân là Xí nghiệp cơ khí Trần Phú được thành lập năm 1965, trải qua gần 6 thập kỷ xây dựng & phát triển, đến nay Trần Phú là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện.
Từ năm 2020, Trần Phú chính thức tạo bước nhảy vọt về công nghệ sản xuất khi xây dựng và chính thức vận hành nhà máy sản xuất dây cáp điện với quy mô 5ha tại KCN Việt nam – Singapore VSIP Hải Dương. Tại nhà máy mới, cả 4 công đoạn quan trọng nhất trong sản xuất dây điện: Kéo – Bện – Bọc lõi – Bọc vỏ Trần Phú đều đầu tư máy của 2 nhà chế tạo máy sản xuất dây điện hàng đầu thế giới là Niehoff và Rosendahl…Điều này cho phép Trần Phú đem đến cho thị trường những sản phẩm dây cáp điện chất lượng không chỉ tốt hơn mà đó còn là những sản phẩm vô cùng tinh xảo. Đáp ứng đúng lời hứa thương hiệu từ ngày mới thành lập: “Độ bền thách thức thời gian” và “Tiêu hao nhỏ nhất trên đường dây điện”.
|
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú
-
Trụ sở: Số 41 phố Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - TP Hà Nội
-
Địa chỉ văn phòng: Số 1 Trần Danh Tuyên - Phường Phúc Lợi - Quận Long Biên - TP Hà Nội
-
Nhà máy: KCN Viet Nam Singapore (VSIP) – Xã Cẩm Điền – Huyện Cẩm Giàng – Tỉnh Hải Dương
-
Hotline: 0898.41.41.41
-
Email: contact@tranphu.vn
-
Fanpage: https://www.facebook.com/TRANPH