Dây chảy của cầu chì là một bộ phận quan trọng, giúp ngắt kết nối của nguồn điện để đảm bảo an toàn các thiết bị và hệ thống điện. Bộ phận này được làm từ những kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp. Vậy dây chảy trong cầu chì thường được làm bằng vật liệu gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi này.
Cầu chì là gì?
Trước khi tìm hiểu về vật liệu làm dây chảy trong cầu chì, bạn cần phải hiểu được cầu chì là gì và những công dụng của thiết bị này. Cầu chì là thiết bị được nối trực tiếp giữa dây dẫn điện và các thiết bị điện nhằm mục đích bảo vệ hệ thống điện bằng cách ngắt kết nối nguồn điện đến thiết bị điện. Thiết bị này được sử dụng trong hầu hết các gia đình.
Cầu chì là thiết bị điện đang được ứng dụng rộng rãi hiện nay. Cầu chì có công dụng bảo vệ hệ thống điện và các thiết bị điện khỏi những sự cố xảy ra. Khi xảy ra tình trạng cháy nổ hoặc quá tải mạch, cầu chì sẽ tự động ngắt nguồn điện đến các thiết bị để tránh thiệt hại đến tài sản cũng như tính mạng của người dùng.
Dây chảy trong cầu chì
Cấu tạo của cầu chì
Trong hệ thống điện, cầu chì sẽ được mắc trước mạch điện và sau nguồn điện tổng. Cấu tạo của cầu chì sẽ gồm 3 thành phần chính, đó là đế, vỏ và dây chảy. Mỗi bộ phận sẽ có một đặc điểm riêng, cụ thể như sau:
-
Vỏ cầu chì: Bộ phận này thường được làm bằng thủy tinh, sứ hoặc các vật liệu khác có độ bền cơ học và khả năng chịu được nhiệt tốt. Đối với cầu chì dạng hở sẽ không có thành phần này.
-
Đế của cầu chì: Đây là bộ phận dùng để gắn cầu chì, giúp cho cầu chì được gắn chặt chẽ hơn vào các đầu nối.
Qua đây ta cũng có thể thấy được dây chảy là thành phần quan trọng nhất quyết định đến hoạt động của cầu chì. Khi nhiệt độ tăng lên đến một mức độ nhất định sẽ làm cho sợi dây chảy trong cầu chì bị chảy ra, từ đó làm mất ngắt nguồn điện đảm bảo an toàn cho hệ thống điện, các thiết bị và tính mạng của người sử dụng.
>> Tham khảo: Giới thiệu về cáp điện chống nước
Dây chảy trong cầu chì thường được làm bằng vật liệu gì?
Dây chảy trong cầu chì là sợi dây được mắc nối tiếp với hai đầu mạch điện, khi có sự cố xảy ra sợi dây này sẽ chảy và đứt để ngắt kết nối nguồn điện. Dây chảy trong cầu chì thường được làm từ các vật liệu như chì, thiếc, đồng thau và bạc.
Chì
Chì là vật liệu được sử dụng nhiều nhất để sản xuất ra dây chảy trong cầu chì. Bởi vì chì là kim loại có độ nóng chảy thấp nhất nên khi nguồn điện quá lớn hoặc đường dây bị hư hỏng thì sợi dây chảy được làm bằng chì sẽ nhanh chảy hơn. Điều này giúp cho tốc độ ngắt nguồn điện cũng nhanh hơn đảm bảo an toàn cho hệ thống điện, thiết bị và người sử dụng.
Chì sẽ nóng chảy ở nhiệt độ 327 độ C, thấp hơn nhiều so với các kim loại khác. Vì vậy, người ta thường sẽ lựa chọn kim loại chì làm dây chảy trong cầu chì để có độ an toàn cao hơn trong quá trình sử dụng.
Thiếc
Cũng giống như chì, thiếc là vật liệu có độ nóng chảy tương đối thấp nên có thể sử dụng để làm dây chảy cho cầu chì. Thiếc sẽ nóng chảy ở nhiệt độ 231.9 độ C, thấp hơn so với chì. Tuy nhiên nhờ đặc tính chống ăn mòn nên người ta chủ yếu sử dụng vật liệu này để tráng hoặc mạ lên các kim loại khác để chống oxy hóa.
Dây chảy trong cầu chì làm bằng các loại kim loại khác nhau
Đồng
So với chì và thiếc thì đồng là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao hơn rất nhiều, đồng sẽ nóng chảy ở nhiệt độ 1085 độ C. Có thể dùng đồng làm dây chảy trong cầu chì cho các hệ thống điện có công suất hoạt động lớn.
Tuy nhiên, trên thực tế người ta rất hạn chế việc sử dụng đồng làm dây chảy cho cầu chì vì nhiệt độ nóng chảy của vật liệu này quá cao. Khi hệ thống điện gặp sự cố quá tải hoặc hư hỏng đường dây nhưng lượng nhiệt tỏa ra không đạt đến mức nhiệt làm cho dây đồng nóng chảy thì nguồn điện sẽ không được ngắt, điều này là rất nguy hiểm.
Bạc
Tương tự như đồng, bạc làm một kim loại có độ nóng chảy tương đối cao. Bên cạnh đó, giá thành của bạc cũng khá đắt nên trên thực tế người ta sẽ không sử dụng bạc để làm dây cháy cho cầu chì. Nếu dùng bạc để sản xuất dây chảy cho cầu chì thì mức độ đảm bảo an toàn cho hệ thống điện sẽ thấp hơn so với sử dụng vật liệu chì hoặc thiếc.
Thông qua bài viết dây chảy trong cầu chì thường được làm bằng vật liệu gì trên đây, Cơ điện Trần Phú đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về thiết bị này. Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích cho bạn. Nếu muốn tìm kiếm thêm những thông tin khác, hãy theo dõi những bài viết tiếp theo trên trang web của Cơ điện Trần Phú nhé. Còn nếu bạn có nhu cầu mua các thiết bị điện hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú, tiền thân là Xí nghiệp cơ khí Trần Phú được thành lập năm 1965, trải qua gần 6 thập kỷ xây dựng & phát triển, đến nay Trần Phú là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện.
Từ năm 2020, Trần Phú chính thức tạo bước nhảy vọt về công nghệ sản xuất khi xây dựng và chính thức vận hành nhà máy sản xuất dây cáp điện với quy mô 5ha tại KCN Việt nam – Singapore VSIP Hải Dương. Tại nhà máy mới, cả 4 công đoạn quan trọng nhất trong sản xuất dây điện: Kéo – Bện – Bọc lõi – Bọc vỏ Trần Phú đều đầu tư máy của 2 nhà chế tạo máy sản xuất dây điện hàng đầu thế giới là Niehoff và Rosendahl…Điều này cho phép Trần Phú đem đến cho thị trường những sản phẩm dây cáp điện chất lượng không chỉ tốt hơn mà đó còn là những sản phẩm vô cùng tinh xảo. Đáp ứng đúng lời hứa thương hiệu từ ngày mới thành lập: “Độ bền thách thức thời gian” và “Tiêu hao nhỏ nhất trên đường dây điện”
|
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú
Trụ sở: Số 41 phố Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - TP Hà Nội
Địa chỉ văn phòng: Số 1 Trần Danh Tuyên - Phường Phúc Lợi - Quận Long Biên - TP Hà Nội
Nhà máy: KCN Viet Nam Singapore (VSIP) – Xã Cẩm Điền – Huyện Cẩm Giàng – Tỉnh Hải Dương
Hotline: 0898.41.41.41
Email: contact@tranphu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/TRANPHU.vietnam