Động cơ 3 pha 9 đầu dây là thiết bị đang được ứng nhiều cho các máy móc trong các công trình lớn. Để phù hợp với mạng lưới điện và thiết bị thì loại motor này được đấu nối như nào? Những thông tin về cách đấu motor 3 pha 9 đầu dây dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời về vấn đề này.
Giới thiệu về motor 3 pha 9 đầu dây
Motor 3 pha 9 đầu dây là loại động cơ điện xoay chiều hoạt động dựa trên sơ đồ đấu nối điện. Ở loại motor này sẽ có 9 đầu dây ra và có cấu tạo gồm các bộ phận là phần roto quay và stato để tạo ra từ trường khi quay.
Việc ghép nhiều thanh kim loại vào với nhau tạo thành 1 chiếc lồng hình trụ sẽ giúp bảo vệ để quá trình hoạt của động cơ được hiệu quả hơn. Bộ phận có bề mặt được làm bằng nhiều thanh kim loại xếp song song với nhau gọi là roto lồng sóc.
Mô hình motor 3 pha
Cách xác định đầu dây của motor 3 pha 9 đầu dây
Motor 3 pha 9 đầu dây là loại động cơ 3 pha gồm có 3 bộ dây và mỗi bộ gồm 3 đầu dây ra. Để xác định đầu dây của thiết bị 3 pha này, bạn có thể sử dụng đồng hồ đo VOM. Bạn tiến hành việc xác định đầu dây theo các bước cơ bản sau đây:
-
Bước 1: Trước khi tiến hành đo, bạn cần vặn núm trên đồng hồ Vom đến thang đo điện trở X1.
-
Bước 2: Tiến hành đo 3 dây cùng lúc để xác định ra bộ dây tương ứng lên nhau. Bạn chọn 3 dây bất kỳ và đặt đồng hồ Vom vào, nếu kim trên đồng hồ di chuyển thì các dây tương ứng để tạo thành 1 bộ. Bạn nên đánh dấu lại để tránh nhầm lẫn khiến cho động cơ không hoạt động được.
-
Bước 3: Bạn chọn thang đo trên đồng hồ vạn năng rồi tiếp tục quấn 2 que đỏ và đen trên thiết bị với 1 bộ dây đã xác định trước đó.
-
Bước 4: Sau đó, bạn tiến hành lấy 2 bộ dây còn lại và chạm lần lượt vào 2 đầu âm và dương của cục pin. Nếu bộ dây nào làm cho kim đồng hồ chạy theo chiều thuận thì đó là dây dương hay đầu đầu. Bộ còn lại sẽ là dây âm hay còn gọi là đầu cuối.
>> Tham khảo: Cách đấu motor 3 pha thành 1 pha như thế nào?
Cách đấu motor 3 pha 9 đầu dây
Motor 3 pha 9 đầu dây có nhiều cách đấu nối khác nhau như đấu nối ở lưới điện 380 Volt, ở lưới điện 200 Volt, đấu nối theo hình tam giác và theo hình sao. Cụ thể từng phương pháp như sau:
Cách đấu motor 3 pha 9 đầu dây 380 Volt
Mạng lưới điện 380 Volt 3 pha là chuẩn của điện áp được sử dụng tại Việt Nam hiện nay. Phương pháp đấu nối điện 3 pha này thường dùng cho hệ thống điện nhà xưởng, các máy móc, thiết bị có chuẩn điện áp 380 Volt.
Trên thực tế, các motor điện 3 pha 9 đầu dây chủ yếu được sử dụng cho các hệ thống sản xuất công nghiệp, doanh nghiệp, xí nghiệp,... Những khu vực sử dụng các máy móc vận hành liên tục, hoạt động với công suất lớn và có yêu cầu cao về dòng điện cung cấp.
Ở mạng lưới điện 380 Volt, bạn có thể tiến hành đấu nối theo hình sao để động cơ hoạt động được tốt hơn. Bởi vì kết nối dạng hình sao phù hợp với mức điện áp cao của mạng lưới điện quốc gia.
Cách đấu motor 3 pha 9 đầu dây 200 Volt
Mạng lưới điện 200 Volt 3 pha là chuẩn của điện áp sử dụng tại Nhật Bản. Động cơ điện 3 pha 9 đầu dây ra phù hợp để sử dụng cho các thiết bị điện 3 pha được nhập khẩu từ Nhật Bản.
Trước kia, cách đấu motor 3 pha 9 đầu dây ở lưới điện 200 Volt chủ yếu được ứng dụng cho các thiết bị và công trình lớn. Tuy nhiên, cách đấu nối động cơ này hiện nay cũng đang được sử dụng rộng rãi trong cả các công trình nhỏ hoặc hộ gia đình có sử dụng máy móc nhập khẩu từ Nhật Bản.
Cách đấu motor 3 pha 9 đầu dây theo hình tam giác
Đây là phương pháp đấu nối để giúp motor 3 pha 9 đầu dây có thông số điện áp 220/380 Volt hoạt động được trong lưới điện 110/220 Volt 3 pha. Trong trường hợp này, các đấu nối sẽ được kết nối với nhau tạo thành 1 hình tam giác. Kỹ thuật đấu nối này phù hợp với các thiết bị có mức điện áp 220 Volt và sử dụng ở lưới điện quốc gia 220 Volt.
Cách đấu motor 3 pha 9 đầu dây theo hình sao
Cũng tương tự như đấu nối hình tam giác nhưng ở phương pháp này các đầu dây của motor sẽ được kết nối với nhau tạo thành 1 hình sao. Điều này sẽ giúp động cơ phù hợp để sử dụng cho thiết bị có mức điện áp thấp là 380 Volt và hoạt động trong lưới điện quốc gia 380 Volt. Muốn quá trình đấu nổi diễn ra thành công, bạn cần chú ý những điều sau đây:
-
Nếu trên động cơ ghi 12/220 Volt, bạn tiến hành đấu nối hình sao và sử dụng chi mạng lưới 3 pha, có điện áp 220 Volt.
-
Nếu trên động cơ ghi 380/660 Volt, bạn tiến hành đấu nối hình tam giác và sử dụng ở mạng lưới 3 pha, có điện áp 220/380 Volt.
-
Nếu motor có công suất hoạt động trong khoảng 0.18 - 3.7 Kilowatt, bạn tiến hành đấu nối hình tam giác và sử dụng ở lưới điện 220/380 Volt.
Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú, tiền thân là Xí nghiệp cơ khí Trần Phú được thành lập năm 1965, trải qua gần 6 thập kỷ xây dựng & phát triển, đến nay Trần Phú là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện.
Từ năm 2020, Trần Phú chính thức tạo bước nhảy vọt về công nghệ sản xuất khi xây dựng và chính thức vận hành nhà máy sản xuất dây cáp điện với quy mô 5ha tại KCN Việt nam – Singapore VSIP Hải Dương. Tại nhà máy mới, cả 4 công đoạn quan trọng nhất trong sản xuất dây điện: Kéo – Bện – Bọc lõi – Bọc vỏ Trần Phú đều đầu tư máy của 2 nhà chế tạo máy sản xuất dây điện hàng đầu thế giới là Niehoff và Rosendahl…Điều này cho phép Trần Phú đem đến cho thị trường những sản phẩm dây cáp điện chất lượng không chỉ tốt hơn mà đó còn là những sản phẩm vô cùng tinh xảo. Đáp ứng đúng lời hứa thương hiệu từ ngày mới thành lập: “Độ bền thách thức thời gian” và “Tiêu hao nhỏ nhất trên đường dây điện”
|
Thông qua bài viết trên đây, Cơ điện Trần Phú đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết hướng dẫn cách đấu motor 3 pha 9 đầu dây ra. Để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích, bạn hãy theo dõi website của Trần Phú nhé. Nếu bạn có nhu cầu mua các thiết bị điện thì có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú
Trụ sở: Số 41 phố Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - TP Hà Nội
Địa chỉ văn phòng: Số 1 Trần Danh Tuyên - Phường Phúc Lợi - Quận Long Biên - TP Hà Nội
Nhà máy: KCN Viet Nam Singapore (VSIP) – Xã Cẩm Điền – Huyện Cẩm Giàng – Tỉnh Hải Dương
Hotline: 0898.41.41.41
Email: contact@tranphu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/TRANPHU.vietnam