Công trình nào cũng cần phải có hệ thống tiếp địa chống sét để đảm bảo an toàn khi có các hiện tượng mưa giông, sấm sét xảy ra. Và hệ thống tiếp địa chống sét phải đạt tiêu chuẩn thì mới phát huy tối ưu được hiệu quả khi sử dụng. Cùng tìm hiểu cách lắp đặt hệ thống tiếp địa trong bài viết dưới đây.
Định nghĩa đúng về dây tiếp địa và hệ thống tiếp địa chống sét
Dây tiếp địa hay còn được gọi là dây nối đất, được ứng dụng trong việc xử lý tình trạng rò rỉ điện bên ngoài các thiết bị điện hay thiết bị điện tử. Hệ thống tiếp địa chống sét gồm nhiều cọc, các tác dụng cân bằng điện thế, phân tán năng lượng quá áp vào lòng đất. Đây là phương pháp bảo vệ an toàn cho người sử dụng khi xảy ra các hiện tượng như: mưa giông, sét, rò rỉ điện từ thiết bị điện.
Cấu tạo hệ thống tiếp địa chống giật sét
Hệ thống tiếp địa chống sét bao gồm các bộ phận quan trọng:
Cọc nối đất (tiếp địa)
Dây liên kết
Mối nối
Hộp nối đất để kiểm tra
Các bộ phần này hoạt động phối hợp với nhau để tạo ra hệ thống tiếp địa chống sét hoàn chỉnh, đảm bảo hoạt động một cách an toàn và hiệu quả.
Ngoài ra, trong hệ thống tiếp địa chống sét còn có yếu tố rất quan trọng đó là hóa chất giảm điện trở (ở thể lỏng) có nhiệm vụ là làm tăng cường tính dẫn điện cho đất.
Quy trình lắp đặt hệ thống tiếp địa chống sét phù hợp và an toàn
Bước 1: Tạo rãnh, hố, hoặc giếng tiếp địa
Xác định vị trí phù hợp, tránh các đường dây hay công trình ngầm
Tạo rãnh, hố với kích thước thông thường: Sâu từ 600-800 mm, rộng 300-500mm
Hình ảnh thi công hệ thống tiếp địa chống sét
Bước 2: Đặt các điện cực xuống đất
Cần lưu ý khoảng cách giữa các cọc và độ dài cọc chôn xuống lòng đất.
Cọc trung tâm đóng cạn hơn các cọc khác
Liên kết các cáp đồng trần bằng hàn hóa nhiệt
Đổ hóa chất làm giảm điện trở dọc lên thân cáp đồng trần
Bước 3: Hoàn thiện và kiểm tra lại hệ thống
Lắp đặt hộp nối đất kiểm tra
Lấp đầy các hố chôn
Kiểm tra điện trở tiếp đất của hệ thống, giá trị điện trở cho phép là dưới 10W
Hướng dẫn cách đo điện trở nối đất
Hệ thống tiếp địa chống sét phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn theo TCVN và việc đo điện trở đất là yếu tố vô cùng quan trọng trước khi xác định hệ thống nối đất. Vị trí có điện trở đất thấp và đồng đều sẽ là nơi lý tưởng để bạn chôn các cọc nối đất.
Đất không đồng nhất và điện trở suất của đất thay đổi theo địa lý và độ sâu khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: thành phần đất, độ ẩm và nhiệt độ
Tùy theo tính chất của từng tầng đất và độ sâu của mực nước và tùy vào mùa, độ ẩm của đất thay đổi khác nhau. Các thanh nối đất được đặt càng sâu càng tốt bởi vì ở các tầng càng sau thì sự ổn định của đất và nước càng cao.
Công thức tính điện trở
ρ = 2 π MR
Trong đó
ρ : điện trở suất trung bình có đơn vị là ohm/cm ở độ sâu M (Đơn vị: ohm/cm)
π = 3,1616.
M : KHoảng cách tính bằng cm giữa các điện cực
R : Đơn vị Ohm là giá trị của điện trở
Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống tiếp địa chống đất
Để đạt hiệu quả và an toàn trong quá trình sử dụng, hệ thống tiếp địa chống sét cần phải được thi công theo đúng tiêu chuẩn.
Cần phải xác định chất đất và điện trở suất của đất hay đặc điểm địa hình để có những phương pháp thi công phù hợp và an toàn. Với những khu vực có điện trở suất cao, người ta sẽ phải khoan giếng thay vì đào hố hay tạo rãnh.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú
Địa chỉ: Số 41 Phố Phương Liệt, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Hotline: 0898.41.41.41
Email: contact@tranphu.vn
Website: www.tranphucable.com.vn