Đấu nối dây điện là công đoạn đòi hỏi phải thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo an toàn, bền bỉ trong quá trình sử dụng. Dưới đây là một số hướng dẫn tiêu chuẩn đấu nối dây điện đúng kỹ thuật bạn nên tham khảo.
Đấu nối dây điện sao cho đúng cách?
Kỹ thuật đấu dây điện trong nhà
Khi lắp đặt các loại dây điện trong nhà, chúng ta cần tuân thủ theo những quy định cơ bản, làm đúng theo kỹ thuật để sử dụng điện hiệu quả, vận hành hệ thống được tốt cũng như đảm bảo an toàn, hạn chế được những tai nạn về điện có thể xảy ra.
1. Tiêu chuẩn đấu nối dây điện: Dây dẫn
Để đấu nối dây điện đúng cách, chúng ta không dùng dây dẫn trần mà phải dùng dây dẫn có lớp bọc cách điện tốt. Chọn tiết diện dây dẫn sao cho đủ khả năng truyền tải dòng điện đến các thiết bị điện mà nó cung cấp. Không được dùng dây dẫn có tiết diện nhỏ vào các dụng cụ điện có công suất lớn hơn, tránh gây hỏa hoạn nguy hiểm. Khi thi công lắp đặt, cần ước lượng dòng điện tiêu thụ của những thiết bị điện trong nhà để chọn cỡ dây dẫn điện đúng tiêu chuẩn.
Dây dẫn được lắp đặt trong nhà thường được đặt trên sứ kẹp, puli sứ hoặc luồn trong ống bảo vệ, ống này thường làm bằng nhựa. Khoảng cách giữa 2 sứ kẹp hoặc 2 puli sứ liền kề nhau không nên quá lớn, sao cho khoảng cách giữa dây dẫn và vật kiến trúc (tường, trần nhà…) không nhỏ hơn 10mm.
Khi nối dây dẫn điện phải nối so le và dùng băng cách điện bọc ở ngoài mối nối (nhất là loại dây đôi). Nếu lắp đặt dây điện đi ngầm trong tường thì dây không được có mối nối và phải dùng dây bọc có 2 lớp cách điện tốt. Dây dẫn điện xuyên qua tường hay mái nhà phải đặt trong ống sứ bảo vệ. Không được để nước mưa đọng lại trong ống hoặc chảy theo ống vào nhà. Khoảng cách từ các sứ cách điện đỡ đầu dây từ nhà đến mái nhà không được nhỏ hơn 2m.
2. Tiêu chuẩn đấu nối dây điện: Mối nối
Mối nối dây điện đúng tiêu chuẩn cần đạt một số những yêu cầu.
Đầu tiên, mối nối dây điện sau khi nối xong phải đảm bảo dẫn điện tốt. Tiêu chí thứ hai là mối nối phải bền (bền cơ học), để đảm bảo không đứt gãy trong quá trình sử dụng. Tiếp theo, dây điện được nối đúng sẽ chắc chắn an toàn về điện. Cuối cùng, cũng không kém quan trọng đó là mối nối cần được nối gọn gàng và đẹp.
Các bước để kiểm tra các tiêu chí này:
- Bóc vỏ cách điện
- Không cắt đến lõi
- Lõi cần làm sạch
- Các mặt tiếp xúc của lõi sạch
- Mối nối chặt, chắc chắn
- Đảm bảo mối nối gọn, đẹp (không sắc bén, nhô lên)
3. Tiêu chuẩn đấu nối dây điện: Cầu chì
Cầu dao điện, công tắc điện phải đặt ở vị trí không quá tầm với, phía dưới không để vật vướng mắc, chỗ đặt phải rộng rãi và đủ sáng. Khi cần thiết, có thể thao tác đóng, mở nhanh chóng.
4. Tiêu chuẩn đấu dây điện: Công tắc
Công tắc 2 chiều là thiết bị được dùng phổ biến trong các hệ thống điện dân dụng, được ứng dụng trong việc lắp đặt các mạch điện cho cầu thang, mạch điện dùng 2 công tắc điều khiển một đèn tại 2 điểm khác nhau.
Khi đi dây có vô số cách để đi dây cho công tắc điện. Cách đấu dây điện cho công tắc điện được áp dụng phổ biến nhất được nhiều người chọn lựa đó chính là: Cho chạy dây nguồn phức tạp, nối dây với mạch điều khiển phụ tải của công tắc điện. Với giải pháp này thì nhược điểm chính là hao tốn rất nhiều dây điện.
Cách 2 được nhiều người áp dụng do lượng dây điện sẽ ít hơn cách đầu. Mặc dù thế thì có nhiều người bảo rằng cách này không đảm bảo được do 2 đầu nối vào thiết bị điện đều là dây pha.
Nguyên tắc hoạt động của phương pháp này là khi xuất hiện dòng điện có sự chênh lệch điện áp. Khi 2 đầu thiết bị là 2 dây pha hoặc 2 dây trung tính thì sẽ không xuất hiện dòng điện chạy qua thiết bị; đồng thời không ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ của thiết bị điện. Thay vào đó mang đến hiệu quả kinh tế hiệu quả nhất cho người dùng.
Hướng dẫn nối dây dẫn điện
Dưới đây là một số hướng dẫn tiêu chuẩn đấu nối dây điện khi dây bị đứt:
Dụng cụ đấu nối dây điện cần có:
- Dao hoặc kìm tuốt vỏ điện
- Băng keo cách điện hoặc ống nhiệt
- Bút thử điện
- Kìm
Các loại dụng cụ đấu nối dây điện thông dụng
Đấu nối dây điện lõi 1 sợi
- Uốn gập lõi dây: Chia đoạn lõi ra thành hai phần (phần dây trong đủ quấn khoảng 6 vòng, phần phía ngoài dây từ 5-6 vòng); sau đó ta uốn hai dây vuông góc với nhau đồng thời móc chúng vào nhau.
- Bước vặn xoắn dây: Chúng ta sẽ giữ vị trí dây sao cho chuẩn xác rồi vặn xoắn hai dây lại với nhau từ 2 đến 3 vòng. Tiếp theo ta dùng kìm vặn xoắn từng dây vào dây kia từ 4 đến 6 vòng. Hoàn thiện mối nối bằng cách dùng 2 kìm cặp những vòng ngoài cùng, vặn ngược chiều nhau, siết mối nối vừa đủ chặt và đều.
- Bước cuối cùng là kiểm tra kỹ lưỡng mối nối.
Hướng dẫn nối dây điện 1 lõi
Cách nối dây điện 1 lõi
Đấu nối dây điện lõi nhiều sợi
Cách đấu nối dây điện nhiều lõi cũng tương tự như trên. Tách lớp vỏ cách điện và cắt rời phần dây bị đứt. Dùng dao hoặc kìm để tuốt vỏ điện để lộ lõi đồng trần (khoảng 3 inch). Tiếp theo là đấu nối dây điện bằng cách đan xen kẽ các lõi dây vào nhau và bện chặt lại.
Nối dây điện vào ổ cắm
Đôi lúc, các thiết bị điện như tivi trong nhà của chúng ta không hoạt động là do nguồn điện bị tác động. Trong một số trường hợp, có thể là do dây điện của ổ cắm bị đứt. Bạn sẽ cần phải bắt tay vào nối lại đoạn dây này.
Các cách đấu nối dây điện
Bước 1: Chúng ta sẽ trước hết cắt hai đầu nối của dây bằng, sau đó có thể dùng dao hoặc kéo để cắt nhẹ quanh đầu dây. Chúng ta sẽ tách được phần vỏ ngoài để lấy lõi đồng (chỉ cắt khoảng 3cm để lấy lõi). Tuy nhiên, người ta vẫn hay dùng kìm tuốt dây hơn. Vì công cụ này giúp bạn tách bỏ nhanh chóng, bảo đảm an toàn cho dây điện, không cần mất nhiều công đoạn như làm thủ công.
Bước 2: Như những cách đấu nối dây điện khác, sau khi tách được lõi đồng ra, chúng ta sẽ tiến hành xoắn nối hai đầu dây bị đứt lại với nhau. Hãy gập 2 phần lõi đồng lại theo hình chữ "L", móc chúng vào nhau và xoắn ngược lại. Nhớ kiểm tra độ chắc chắn của mối nối.
Bước 3: Cố định và cách điện đoạn dây đã được nối lại bằng băng keo cách điện. Bằng cách này, chúng ta sẽ đảm bảo an toàn cho người dùng cũng như tính ổn định của đoạn dây đã được nối lại.