Việc lựa chọn dây dẫn điện với công suất phù hợp cho ngôi nhà không chỉ đảm bảo truyền tải tốt nhất điện năng mà còn giúp tiết kiệm chi phí đầu tư cho công trình. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu được một số thông tin cần thiết để lựa chọn được dây dẫn điện đúng với mật độ dòng diện cho phép từng lọai dây dẫn.
Có nhiều cách chọn khác nhau nhưng thường thì sẽ có 3 phương pháp chính:
– Chọn tiết diện dây dẫn điện theo tính toán (theo công thức tính toán)
– Chọn tiết diện dây dẫn điện theo tiêu chuẩn quy định
– Chọn tiết diện dây dẫn điện theo kinh nghiệm sử dụng
Dây và cáp điện Trần Phú
1. Tiết diện của dây dẫn là gì, công thức tính tiết diện và cách chọn dây dẫn điện
Khái niệm tiết diện dây dẫn
- Tiết diện dây dẫn là diện tích mặt cắt vuông góc với dây dẫn.
- Để chọn được dây dẫn điện bạn cần phải biết dòng điện tải sử dụng, cùng với mật độ dòng diện cho phép từng lọai dây dẫn điện.
Công thức tính tiết diện dây dẫn
- Có thể áp dụng công thức tính tiết diện dây dẫn sau để tính toán một cách gần đúng: S=I/J
Trong đó:
S: là tiết diện dây dẫn, tính bằng mm2
I: dòng điện chạy qua mặt cắt vuông, tính bằng Ampere (A)
J: mật độ dòng điện cho phép (A/mm2)
- Mật độ dòng điện cho phép của dây đồng J~ 6A/mm2
- Mật độ dòng điện cho phép của dây nhôm J~ 4,5 A/mm2
Ví dụ: Một thiết bị điện 3 pha có công suất là là 10 kW ta có:
- Cường độ dòng điện tổng là: I = P / U = 10000 / 380 = 26,3 A.
- Tiết diện dây dẫn là S = 26,3 / 6 = 4,4 mm2.
Vậy ta cần chọn dây dẫn điện có tiết diện là 5mm2.
Giá trị cường độ dòng điện được tính theo công thức bảng dưới đây:
Công thức tính giá trị cường độ dòng điện
2. Chọn dây dẫn điện, cáp điện, theo kinh nghiệm
Để lựa chọn dây, cáp điện sao cho chính xác và phù hợp nhất với ngôi nhà của mình, bạn phải có những kiến thức và kinh nghiệm nhất định về những bước sau đây:
– Xác định nguồn điện sẽ dùng: Để biết được nguồn điện mình nên dùng trong tương lai sắp tới, người dùng buộc phải dựa trên thiết bị điện trong nhà mà họ sẽ dùng là thiết bị 1 pha hay 3 pha, đồng thời cũng phải dựa vào nguồn cung cấp của điện lực tại nơi mình ở có những loại nguồn điện nào. Hiện nay, phần lớn nguồn điện dùng cho hộ gia đình ở Việt Nam là nguồn 1 pha 2 dây.
– Tính tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện: Các thiết bị tiêu thụ điện trong nhà ở là những thiết bị tiêu tốn năng lượng điện như: đèn, quạt, nồi cơm điện, tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng, điều hòa nhiệt độ, máy bơm nước…
Tính công suất tiêu thụ điện của thiết bị
Trên các thiết bị tiêu thụ điện, đều có ghi trị số công suất, có đơn vị là W (Woat) hoặc kW (Kilô-Woat) hoặc HP (Horse Power- Mã Lực). Một cách gần đúng, có thể xem tất cả các trị số công suất ghi trên các thiết bị là công suất tiêu thụ điện. Vì vậy, tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện là tổng của tất cả trị số công suất của các thiết bị tiêu thụ điện trong nhà.
Khi gặp các đơn vị công suất khác nhau thì quy đổi sang cùng một đơn vị như sau:
1kW = 1.000W
1HP = 750W
– Lựa chọn dây dẫn điện cho từng phần của nhà ở: Tùy theo công suất chịu tải của từng nhánh trong sơ đồ điện, người dùng có thể chọn nhiều loại dây, cỡ dây khác nhau cho từng phần nhà ở của mình.
Lựa chọn dây dẫn điện cho từng phần của nhà ở
Bao gồm bốn bước nhỏ:
Dây ngoài trời:
Đây là phần dây được nối từ trụ điện bên ngoài đến đầu nhà của bạn. Đoạn dây này được dùng để dẫn nguồn điện địa phương đến người tiêu dùng trong khu vực, chúng thường sẽ là những đoạn dây ngoài trời. Chúng ta không cần thiết phải để tâm đền loại dây dẫn điện này, vì đây là những đoạn dây được điện lực địa phương cung cấp.
Đoạn cáp điện kế:
Đây là đoạn ngắn hơn nối từ điểm cuối của dây ngoài trời đến điện kế trong nhà người dân. Đoạn dây này thường được thấy một nửa chạy theo tường và một nửa trong nhà. Như trên, chúng ta thường không quyết định được đoạn dây này.
Dây dẫn chính:
Đây sẽ là đoạn dây dẫn điện tiếp tục dẫn từ đồng hồ điện đến những tủ điện trong các khu vực chính trong nhà (tầng 1, tầng 2, tầng 3,...). Ta có các bước sau để tính công suất:
B1: Tổng công suất các thiết bị điện dùng đồng thời trong gia đình ví dụ P = 5 kW.
B2: Áp dụng công thức tính dòng điện: I=P/U -> I= 5*1000/220 = 22.72 A.
B3: Áp dụng công thức tính tiết diện: S=I/J -> S=22.72/6 = 3.78 mm².
B4: Trên thị trường có các loại dây cỡ 4mm² và 6mm². Ta chọn lớn hơn 1 cấp là 6 mm².
Lựa chọn dây cho từng nhánh và dây đến từng thiết bị tiêu thụ điện:
Dây nhánh là phần dây dẫn đến các ổ điện vá các thiết bị tiêu thụ điện như đèn, tủ lạnh, tivi,....
- Công tắc điện, ổ cắm hay những thiết bị công suất yếu dưới 1kW chúng ta nên dùng đồng loại dây súp mềm, tiết diện 2 x 1,5 mm².
- Các thiết bị công suất lớn hơn 1 chút, khoảng từ 1kW đến 2kW, chúng ta nên dùng loại cáp PVC 2 lớp cách điện, tiết diện 2 x 2,5 mm² để đảm bảo an toàn.
- Còn lại, những thiết bị công suất lớn hơn 2kW thì phải tùy theo công suất mà tính tiết diện như các công thức trên.
3. Chọn dây, cáp điện theo các tiêu chuẩn
Chọn tiết diện dây dẫn điện theo các tiêu chuẩn được dùng phổ biến nhất hiện nay. Việc chọn theo bảng chọn tiết diện dây dẫn điện theo dòng điện sẽ giúp cho việc thiết kế, thi công công trình dễ dàng hơn rất nhiều cũng như phù hợp các tiêu chuẩn đã có sẵn - Tiêu chuẩn IEC 60439.
Theo tiêu chuẩn IEC 60439. Dòng điện và tiết diện dây dẫn đến 400A được chọn trong các bảng 8 IEC60439-1:
Dòng điện và tiết diện dây dẫn, thanh cái từ 400A đến 3150A được chọn trong bảng 9 IEC 60439-1:
Để biết thêm các thông tin chi tiết và được tư vấn lựa chọn dây dẫn điện và cáp điện tốt nhất, phù hợp với nhu cầu sử dụng xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú
Địa chỉ: 41 Phương Liệt, P.Phương Liệt, Q.Thanh Xuân, TP.Hà Nội
Hotline: 0898 41 41 41
Email: contact@tranphu.vn
Website: www.tranphucable.com.vn