Khi nhìn vào hóa đơn, nhiều người vẫn người thắc mắc rằng tại sao thói quen sử dụng các thiết bị điện hàng ngày hầu như không thay đổi nhưng số tiền phải trả cuối tháng lại tăng lên đáng kể. Nghe có vẻ vô lý nhưng việc xảy ra những tình huống này lại hết sức bình thường, cùng dây cáp điện Trần Phú tìm hiểu bài viết sau đây để biết rõ nguyên nhân nhé!
Có hay không sai sót từ nhân viên điện lực và thiết bị đo?
Đối với công tơ điện tử, thiết bị này đã được thiết kế, kiểm định để hoạt động ổn định lâu dài trong các điều kiện của môi trường, kể cả dưới nhiệt độ cao của mùa hè, đưa ra kết quả chính xác với sai số cho phép. Vì vậy, giả thiết công tơ điện tháng trước quay chậm, tháng này quay nhanh gần như không thể xảy ra.
Nhân viên điện lực phải chịu kỷ luật trực tiếp nếu để xảy ra sai sót khi ghi nhận số điện
Về việc chốt chỉ số công tơ, thời gian thường sẽ cố định vào một ngày trong tháng, trừ trường hợp bất khả kháng có thể sớm hơn hoặc muộn hơn một, hai ngày. Ngay cả trong trường hợp đó, với các hộ dùng điện hàng tháng đã trên 400kWh (đến bậc giá 6), việc ghi muộn hơn sẽ không ảnh hưởng gì về việc phải trả tiền điện giá cao, còn với những hộ dùng trên 200kW (đến bậc giá 4) hay trên 300 kWh (đến bậc giá 5), nếu sử dụng như mọi ngày, việc chốt chỉ số muộn một, hai ngày cũng chỉ khiến chỉ số điện tăng thêm dao động tầm 20 - 30kWh - tiền chênh lệch trả ở giá cao cũng không quá 20.000 đồng.
Đối với nhân viên điện lực, việc xảy ra sai sót khi làm việc sẽ ảnh hưởng đến tiền thưởng, an toàn, đánh giá xếp loại hàng tháng và còn phải bỏ tiền túi để bù tiền giá cao cho khách hàng. Vậy nên việc nhầm lẫn khi chốt chỉ số là điều không ai mong muốn.
Các gia đình có thể kiểm tra việc chốt chỉ số điện bằng cách ghi chép chỉ số công tơ và số thực dùng hàng tháng và tự mình so sánh với chỉ số công tơ trên cột. Đối với một số công tơ treo quá cao hoặc không biết xem công tơ điện tử thì gia đình có thể lắp thêm công tơ cơ ở trong nhà, sau công tơ chính, so sánh chỉ số trên công tơ phụ với chỉ số trên hóa đơn không lệch nhiều là có thể yên tâm.
Còn nguyên nhân khiến tiền điện tăng nào mà bạn chưa nghĩ tới?
Lượng tiêu thụ điện của các thiết bị làm mát thay đổi theo thời tiết: Cùng một thiết bị, vẫn công suất đó, nhưng tới mùa hè, nó sẽ hoạt động tốn điện hơn dù thời gian sử dụng như nhau do gia tăng khoảng cách chênh lệch nhiệt độ.
Thiết bị cũ bị xuống cấp: Các thiết bị điện cũng như dây dẫn hoạt động lâu ngày sẽ bị già hóa cách điện và gặp một số nguyên nhân khác dẫn đến chạm chập (xuất hiện dòng rò), nhưng chưa đến mức nhảy aptomat (trừ trường hợp lắp thiết bị chống dòng rò như ELCB, RCCB...). Việc xuất hiện dòng rò cũng sẽ dẫn tới tiêu tốn nhiều điện năng dù thiết bị trong nhà không hoạt động. Các gia đình có thể kiểm tra bằng cách tắt hết các thiết bị điện trong nhà rồi kiểm tra công tơ có “nhảy số” hay không?
Tắt thiết bị điện là chưa đủ: Vào mùa hè, mùa cao điểm, hóa đơn tiền điện của mọi nhà thường bắt đầu tăng cao, nhẹ thì tăng gấp 1,5 lần, nặng hơn thì tùy từng gia đình sử dụng điều hòa nhiều, ít ra sao. Hầu hết các hộ gia đình sử dụng điện đều cho rằng hành động tắt các thiết bị khi không sử dụng là việc làm tiết kiệm điện, tuy nhiên, đây mới chỉ là điều kiện cần để có thể giảm lượng điện tiêu thụ trong gia đình. Điều kiện đủ còn khá nhiều, buộc người sử dụng phải tăng ý thức tiết kiệm điện. Để tiết kiệm điện năng hiệu quả, các hộ gia đình cần tắt bớt các thiết bị điện không cần thiết và rút nguồn điện các thiết bị khi không sử dụng.
Công tơ điện tử hoạt động chính xác hơn: Công tơ điện tử có độ nhạy cao hơn công tơ cơ, vì vậy, đôi khi một số hộ gia đình sau khi chuyển từ công tơ cơ sang công tơ điện tử sẽ nhận hóa đơn tiền điện sẽ cao hơn một chút. Hộ gia đình có thể lắp công tơ cơ để tiện theo dõi và so sánh sai khác với công tơ điện tử chính. Nếu có bất thường, hãy báo điện lực kiểm định lại và có thể đề nghị chỉ định tổ chức kiểm định độc lập để kiểm tra lại.
Các thiết bị có thể vẫn tiêu tốn điện năng khi chưa được tắt đúng cách
Ngoài ra, mỗi người nên ghi nhớ khẩu hiệu “Tắt khi không sử dụng” và nên ngắt cả nguồn cấp vào thiết bị. Chiếc dây sạc cắm tại ổ điện có thể tiêu tốn đến 96W mỗi ngày ngay cả khi không kết nối với laptop, hay điều hòa có thể tốn 360W nếu chỉ tắt bằng điều khiển. Hoặc bạn sạc điện xe đạp điện nhưng lại quên rút dây cũng ảnh hưởng nhiều đến tiêu hao điện.
Hy vọng, những giải đáp phía trên phần nào đã giúp người tiêu dùng nhận diện và có giải pháp hạn chế việc tiêu tốn, lãng phí điện. Không chỉ tiết kiệm tiền bạc, sử dụng điện hợp lý chính là cách để chúng ta cùng bảo vệ môi trường.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú
Địa chỉ: Số 41 Phố Phương Liệt, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Hotline: 0898.41.41.41
Email: contact@tranphu.vn
Website: www.tranphucable.com.vn