Tìm hiểu về những nguyên tắc cơ bản trong thi công điện dân dụng để đảm bảo an toàn điện trong quá trình sử dụng luôn là điều hết sức cần thiết. Câu hỏi an toàn điện gồm tiêu chí nào sẽ là bài toán hóc búa nhất đến với mỗi gia đình và các hệ thống điện.Vì thế bài viết sẽ mang đến những nguyên tắc đi đường dây điện trong nhà, nguyên tắc nối đất, tiếp âm các thiết bị sử dụng điện với tiêu chí thực tế, dễ hiểu và dễ áp dụng.
Nguyên tắc lắp đặt thiết bị điện trong nhà
- Khi lắp đặt đường điện trong nhà tuyệt đối không được dùng dây dẫn trần mà phải dùng dây dẫn có bọc cách điện chất lượng tốt.
- Chọn lựa dây dẫn điện đã được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt đồng thời chọn tiết diện dây phù hợp với công suất sử dụng để tránh được nguy cơ quá tải điện gây cháy nổ.
Dây điện cần có ống nhựa bảo vệ
- Khi đi dây dẫn trong nhà thường đặt trên sứ kẹp, puli sứ hoặc luồn trong ống bảo vệ, ống này thường làm bằng nhựa. Khoảng cách giữa 2 sứ kẹp hoặc 2 puli sứ kề nhau không nên quá lớn, đảm bảo sao cho khoảng cách giữa dây dẫn và vật kiến trúc (tường, trần nhà,… ) không nhỏ hơn 10 mm.
Quấn băng dính cách điện ở các mối nối
-Khi nối dây dẫn điện phải thực hiện nối so le và dùng băng dính cách điện quấn bên ngoài. Đảm bảo nguyên tắc khi nối dây dẫn điện phải nối so le và có băng cách điện quấn ở ngoài mối nối (nhất là loại dây đôi).
- Khi luồn dây xuyên qua tường thì phải đặt dây vào trong ống bảo vệ nhằm tránh tình trạng bị cọ xát làm hở dây dẫn. Đảm bảo những ống bảo vệ không bị ảnh hưởng bởi nước mưa.
Đặt công tắc các thiết bị điện trong hộp cách điện
- Những thiết bị điện phải được đặt trên các bảng gỗ, bảng nhựa để tăng tính thẩm mỹ và tránh việc bị chập cháy trong quá trình sử dụng. Những thiết bị chính như cầu dao, cầu chì điện, ổ điện phải được che chắn an toàn nhằm đề phòng các tai nạn điện do vô ý chạm phải hoặc các tia điện phóng ra khi thao tác.
- Ở những nơi ẩm ướt như trong nhà tắm, nhà bếp thì không đặt các ổ cắm điện, công tắc điện, không kéo dây dẫn điện qua những vị trí này. Nếu như có thì phải đặt ở vị trí cao, tránh xa tầm ảnh hưởng của dòng nước.
- Thay những cầu dao điện, ổ cắm hay công tắc điện bị hư hỏng, nút vỡ ngay khi phát hiện. Không tận dụng hoặc sử dụng các biện pháp bảo vệ tạm thời vì chúng có thể gây nguy hiểm bất kỳ lúc nào.
Đặt các ổ điện, thiết bị điện cách mặt đất tối thiểu 1,4m
- Đặt các ổ điện, thiết bị điện cách mặt đất tối thiểu 1,4m và tránh xa tầm tay trẻ em. Giải thích rõ nguy hiểm và giải thích cho trẻ em trong nhà không được đút tay hay chọc ngoáy ổ điện.
Bài viết liên quan: 11 quy tắc an toàn điện mọi gia đình cần nhớ
Nguyên tắc nối đất, tiếp âm các thiết bị sử dụng điện
Nối đất hay còn gọi là nối dây tiếp địa cho Ampli dùng để đảm bảo an toàn điện cho người và thiết bị trong các trường hợp không may bị rò điện hay các sự cố về điện, khi người dùng không may chạm vào thiết bị sẽ gây ra hiện tượng bị giật nhẹ, nối đất Amply sẽ giúp dẫn dòng điện xuống đất và triệt tiêu các dòng điện rò rỉ ra vỏ Ampli. Có một vài nguyên tắc dưới đây về nối đất, tiếp âm mà chúng ta cần lưu ý:
- Nối đất bảo vệ là dùng dây dẫn điện nối vỏ kim loại của thiết bị điện lúc bình thường không có điện với vật nối đất bằng sắt, thép chôn dưới đất.
- Nối đất bảo vệ được áp dụng trong mạng 3 pha có trung tính cách ly, có tác dụng làm cho dòng điện khi chạm vỏ-do lớp cách điện bị hỏng (chập mạch 1 pha), sẽ truyền xuống đất nhờ dây dẫn nối liền vỏ thiết bị với vật nối đất. Khi chạm vào vỏ thiết bị như vậy, thân người sẽ coi như mắc song song với vật nối đất có điện trở rất nhỏ do đó sẽ là giảm trị số dòng điện đi qua người nên không còn gây nguy hiểm.
Mong rằng những thông tin trên đã giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về hệ thống điện dân dụng. Không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho gia đình mình mà còn có thể trở thành một nguồn thông tin hữu ích để bạn chia sẻ với bạn bè, người thân hay cộng đồng.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú
Địa chỉ: Số 41 Phố Phương Liệt, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Hotline: 0898.41.41.41
Email: contact@tranphu.vn
Website: https://www.tranphucable.com.vn/