Các loại cáp chống cháy được sản xuất ra với mục đích tránh sự lây lan khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra, nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng và thiết bị điện. Để biết được có bao nhiêu loại cáp chống cháy cũng như phương pháp chống cháy như thế nào, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Cáp chống cháy là gì?
Cáp chống cháy là loại thiết bị có ruột được làm bằng đồng hoặc kim loại dẫn điện khác, tiếp đến là lớp cách điện XLPE và phía ngoài cùng là 1 lớp vỏ chống cháy. Lớp chống cháy này sẽ giúp thiết bị có thể chịu được các tác dụng nhiệt từ môi trường bên ngoài.
Bên cạnh đó, loại dây cáp này còn có đặc tính khó cháy, hạn chế lây lan và có thể hoạt động được ở nhiệt độ cao trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó giúp thiết bị có độ an toàn cao hơn khi sử dụng.
Cáp chống cháy
Các loại cáp chống cháy thông dụng
Cáp chống cháy thường và cáp chống cháy loại ít khói, không khí độc là 2 loại cáp chống cháy thông dụng và được nhiều người lựa chọn sử dụng nhất hiện nay. Hai thiết bị này đều có khả năng hoạt động được ở nhiệt độ cao và hạn chế lây lan đám cháy tốt, cụ thể từng loại như sau:
Cáp chống cháy thường
Cáp chống cháy thường có ký hiệu là Cu/Mica/XLPE/FR-PVC. Đây là loại cáp có vỏ bọc chống cháy bên ngoài được làm bằng FR-PVC và FR-CL. PVC hay còn gọi là Polyvinyl Clorua là nguyên liệu phổ biến được sử dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất vỏ bọc cách điện cho dây cáp.
Vật liệu này có tính linh hoạt tốt, luôn có sẵn và chi phí thu mua thấp. Bên cạnh đó, khi sử dụng làm vỏ bọc bên ngoài sẽ giúp dây cáp có độ bền cao, khả năng chống thấm nước, chống thấm dầu và chịu nhiệt tốt. Từ đó giúp cáp điện có vỏ bọc làm bằng chất liệu này có khả năng chống cháy tốt hơn.
Tuy nhiên, nếu dây cáp hoạt động ở nhiệt độ quá cao và trong thời gian dài thì lớp vỏ PVC bên ngoài sẽ bị cháy, sinh ra khói và khí độc nguy hiểm cho người sử dụng. Vì vậy, người ta chủ yếu sử dụng loại cáp điện này cho các công trình trong nhà, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để tránh dây nhanh hư hỏng.
Cáp chống cháy loại ít khói, không khí độc
Cu/Mica/XLPE/LSFH là tên viết tắt của cáp chống cháy loại ít khói, không khí độc. Đây là loại cáp điện có vỏ bọc chống cháy bên ngoài được làm bằng LSFH hay còn có tên gọi khác là LSZH hoặc LSOH.
Vật liệu này được tạo ra từ Polyetylen có chứa rất ít hoặc không chứa Clo. Khi sử dụng chất liệu này để làm vỏ bọc sẽ giúp tăng độ bền của dây cáp, chịu được nhiệt độ cao, khả năng chống cháy và chống thấm nước tốt.
Đặc biệt, trong LSFH không chứa halogen nên khi vỏ bọc dây cáp bị cháy sẽ tạo ra rất ít khói trắng và không có khí độc tỏa ra. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn hơn cho người và thiết bị trong quá trình sử dụng.
>> Tham khảo: 10 điều cần biết để không vi phạm hành lang an toàn lưới điện
Ưu điểm và ứng dụng của các loại cáp chống cháy
Mỗi loại cáp sẽ được làm từ vật liệu chống cháy khác nhau nhưng đều có chung một mục đích là hạn chế đám cháy lây lan gây nguy hiểm cho thiết bị và người dùng. Ngoài ra, dây cáp chống cháy còn có những ưu điểm nổi bật như sau:
-
Có khả năng chống thấm nước, chống dầu và có độ bền cao an toàn cho người sử dụng.
-
Dây cáp sử dụng được trong thời gian dài giảm thiểu chi phí sửa chữa hoặc thay mới.
-
Truyền tải điện năng hoặc đấu nối các thiết bị điện dân dụng và công nghiệp.
-
Có thể chịu được nhiệt độ lên đến 950 độ C trong 3 giờ đồng hồ.
Nhờ những ưu điểm trên mà hiện nay dây cáp chống cháy đang được ứng dụng rộng rãi ở nhiều khu vực và môi trường khác nhau như:
-
Được sử dụng trong các công trình lớn như trung tâm thương mại, chung cư, sân vận động,...
-
Sử dụng trong các công trình thoát hiểm, báo cháy, hệ thống phun nước chữa cháy,...
-
Sử dụng trong hệ thống phân phối điện và những nơi quá nhiệt có thể xảy ra hiện tượng cháy, nổ.
-
Sử dụng trong hệ thống xây dựng và cơ sở hạ tầng giao thông.
Cáp chống cháy được sử dụng hiện nay
Phương pháp chống cháy cho cáp điều khiển
Cáp điều khiển chống cháy không phải loại cáp chống cháy tuyệt đối mà chỉ làm cho thiết bị khó cháy hoặc gia tăng thời gian bắt lửa, từ đó giúp hạn chế sự lây lan khi xảy ra hỏa hoạn. Việc sử dụng nguyên liệu cao cấp để làm vỏ bọc bên ngoài là một phương pháp rất hữu ích, giúp khả năng chống cháy của loại cáp này được tốt hơn.
Những vật liệu được sử dụng để sản xuất lớp vỏ bọc cho thiết bị này là PVC chứa khoảng 15% axit halogen và LSFH. PVC là vật liệu rất dễ tìm kiếm và giá thành lại rẻ hơn so với LSFH. Tuy nhiên, khi vỏ cáp bị cháy thì sẽ sinh ra khí HCl gây hại cho người sử dụng nếu ngửi phải. Còn LSFH khi cháy không sinh ra khí độc nên an toàn hơn cho người dùng.
Thông qua bài viết các loại cáp chống cháy trên đây, Cơ điện Trần Phú đã cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến thiết bị này. Nếu bạn có nhu cầu mua các loại cáp điện, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau đây:
Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú, tiền thân là Xí nghiệp cơ khí Trần Phú được thành lập năm 1965, trải qua gần 6 thập kỷ xây dựng & phát triển, đến nay Trần Phú là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện.
Từ năm 2020, Trần Phú chính thức tạo bước nhảy vọt về công nghệ sản xuất khi xây dựng và chính thức vận hành nhà máy sản xuất dây cáp điện với quy mô 5ha tại KCN Việt nam – Singapore VSIP Hải Dương. Tại nhà máy mới, cả 4 công đoạn quan trọng nhất trong sản xuất dây điện: Kéo – Bện – Bọc lõi – Bọc vỏ Trần Phú đều đầu tư máy của 2 nhà chế tạo máy sản xuất dây điện hàng đầu thế giới là Niehoff và Rosendahl…Điều này cho phép Trần Phú đem đến cho thị trường những sản phẩm dây cáp điện chất lượng không chỉ tốt hơn mà đó còn là những sản phẩm vô cùng tinh xảo. Đáp ứng đúng lời hứa thương hiệu từ ngày mới thành lập: “Độ bền thách thức thời gian” và “Tiêu hao nhỏ nhất trên đường dây điện”
|
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú
-
Trụ sở: Số 41 phố Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - TP Hà Nội
-
Địa chỉ văn phòng: Số 1 Trần Danh Tuyên - Phường Phúc Lợi - Quận Long Biên - TP Hà Nội
-
Nhà máy: KCN Viet Nam Singapore (VSIP) – Xã Cẩm Điền – Huyện Cẩm Giàng – Tỉnh Hải Dương
-
Hotline: 0898.41.41.41
-
Email: contact@tranphu.vn
-
Fanpage: https://www.facebook.com/TRANPHU.vietnam