Rơ le trung gian là gì? Cấu tạo và ứng dụng như thế nào?

02/11/2020

Cấu tạo và công dụng của rơ le trung gian

Cấu tạo của rơ le trung gian

Cấu tạo của rơ le trung gian


Rơ le trung gian hay còn gọi là rơle kiếng là một thiết bị trung gian sử dụng trong việc linh động kích giảm nguồn nhằm phù hợp với nguồn cần đóng ngắt thiết bị điện. Có nghĩa là loại rơle này khi nhận được các tín hiệu PNP, NPN hoặc các tín hiệu rơle output ra từ bộ điều khiển. Nó sẽ lập tức output ra 1 rơle khác có dòng điện áp cao hơn để điều khiển thiết bị.

Thiết bị nam châm điện này được thiết kế gồm một lõi thép động, một lõi thép tĩnh và cuộn dây. Cuộn dây bên trong có thể là cuộn cường độ, cuộn điện áp, hoặc cả cuộn điện áp và cuộn cường độ. Lõi thép động được găng bởi lò xo cùng định vị bằng một vít điều chỉnh. Thông thường, rơ le có 2 tiếp điểm là tiếp điểm đóng và tiếp điểm mở.

Nguyên lý hoạt động chính của rơ le trung gian

Nguyên lí hoạt động của rơ le trung gian

Nguyên lí hoạt động của rơ le trung gian

Khi dòng điện chạy qua rơ le, dòng điện này sẽ đi qua cuộn dây bên trong và tạo ra một từ trường hút. Từ trường hút của rơ le trung gian tác động lên tạo ra đòn bẩy bên trong giúp đóng hoặc mở các tiếp điểm điện và từ đó làm thay đổi trạng thái của rơ le. Số tiếp điểm điện bị thay đổi ít nhất là 1 hoặc nhiều hơn tùy vào thiết kế.

Rơ le trung gian hoạt động trên 2 mạch độc lập nhau với một mạch dùng để điều khiển cuộn dây của rơ le: để dòng chạy qua cuộn dây hay không, hoặc có nghĩa là điều khiển rơ le ở trạng thái ON hay OFF. Nhờ vào trạng thái ON và OFF giúp ta biết được có dòng điện đi qua rơ le hay không.

Phân loại rơ le trung gian trên thị trường

Phân biệt các loại rơ le hiện có trên thị trường

Phân biệt các loại rơ le hiện có trên thị trường

Rơ le trung gian 5 chân

Cấu tạo của rơle 5 chân

Rơ le 5 chân bao gồm 1 cuộn dây cấp nguồn và 2 cặp tiếp điểm. Trong đó 1 cặp tiếp điểm thường đóng và 1 cặp thường mở

Nguyên lý hoạt động rơle 5 chân

Thông thường, khi không có nguồn điện đi vào thì chân 30 và 87 sẽ tạo ra tiếp điểm mở. Cùng lúc đó chân 30 và 87a tiếp điểm đóng lại. Khi ta cấp nguồn điện vào cuộn dây thì lập tức cuộn nam châm phía trong rơle sẽ hút 1 lực làm cho chân số 30 và 87 đóng lại tạo thành cặp tiếp điểm thường đóng. Nhưng vô tình tạo ra cho tiếp điểm 30 và 87a một khoảng hở.

Cách đấu dây rơle 5 chân

Dưới đây là sơ đồ minh họa cách đấu dây cho mạch kích dòng rơle 5 chân đơn giản và chuẩn xác nhất

Rơle trung gian 8 chân

Rơ le trung gian 8 chân có cấu tạo 2 chân cấp nguồn và 2 cặp tiếp điểm đóng mở điều khiển.

Rơle 8 chân 12v 

Rơle 8 chân 12v thường được bọc 1 lớp kính trong nhìn xuyên thấu bộ phận bên trong. Nhờ sự đặc biệt của nó mà trong giới kỹ thuật còn gọi nó là rơle kiếng




Rơ le 8 chân

Sơ đồ chân rơle 8 chân

Theo sơ đồ đấu rơle 8 chân phía trên chúng ta sẽ thấy 2 cặp tiếp điểm thường đóng và thường mở

Theo hình ta đấu cấp nguồn 12 – 24 – 220V tùy loại vào chân 1 và 5 của cuộn dây.

Trong đó 2 cặp tiếp điểm thường mở 2-4 và 6-8. Còn 2 cặp thường đóng lại là 2-3 và 6-7.

Nguyên lý hoạt động rơle 8 chân

Cách nó hoạt động gần giống với nguyên lý loại rơle 4 hoặc 5 chân. Dòng rơle 8 chân khi chưa có nguồn thì cặp 2-4 và 6-8 ở dạng thường mở. Còn 2-3 và 6-7 dạng thường đóng.

Khi ta cấp nguồn ngay lập tức cặp 2-4 và cặp 6-8 sẽ đóng lại như hình trên. Đồng thời 2 cặp cực kia mở ra.

Ví dụ: rơle 12v 8 chân có nghĩa là con rơle này có 8 chân nguồn cấp cho nó 12V

Ứng dụng thực tế của rơ le trung gian

Công dụng của rơle trung gian là làm nhiệm vụ "trung gian" chuyển tiếp mạch điện cho một thiết bị khác, ví như bộ bảo vệ tủ lạnh chẳng hạn-khi điện yếu thì rơle sẽ ngắt điện ko cho tủ làm việc còn khi điện hở thì nó lại cấp điện bình thường.Trong bộ nạp ắc quy xe máy, ô tô thì khi máy phát điện đủ khoẻ thì rơ le trung gian sẽ đóng mạch nạp cho ắc quy...

 

 

 

Chia sẻ bài viết :
Download App