Tìm hiểu biến tần Delta và các lỗi thường gặp

25/10/2020

Biến tần Delta là gì?

Hình ảnh biến tần Delta

 

Biến tần Delta cũng giống như biến tần thông thường có khả năng thay đổi tần số nguồn điện được đặt trên cuộn dây từ bên trong của động cơ từ 1Hz - 60 Hz hoặc lên tới 400 Hz. Biến tần có thể điều khiển động cơ hoạt động độc lập mà không cần dùng hộp số cơ khí. Biến tần Delta có cấu tạo gồm các linh kiện bán dẫn để đóng, mở động cơ tạo ra những từ trường thay đổi tần số. 

Hầu hết các nhà máy, công xưởng hiện nay ứng dụng biến tần Delta để điều khiển máy móc và động cơ hoạt động nhanh hơn và an toàn hơn. 

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của biến tần Delta

Cấu tạo của biến tần Delta cũng giống như các dòng biến tần phổ biến hiện tại bao gồm các phần chính như:

- Mạch chỉnh lưu: Sử dụng đi ốt sóng toàn phần, là bộ phận đầu tiên trong quá trình chuyển đổi tần số của dòng điện

- Tuyến dẫn một chiều: Đây thực chất là 1 tụ điện, bộ phận lưu giữ nguồn điện đầu vào và chỉnh lưu. Bộ phận này lưu trữ được điện năng tương đối lớn

- IGBT: Có chức năng tạo ra xung điện từ nguồn điện năng được lưu trữ trong tụ điện, IGBT được bật tắt tự động

- Bộ kháng điện xoay chiều: Là cuộn cảm trữ năng lượng để chống sự thay đổi đột ngột của nguồn điện

- Điện trở hãm: bộ phận tiếp nhận lượng điện dư thừa sau khi được thay đổi bằng cách chuyển đổi điện năng thành nhiệt năng.

- Biến tần Delta hoạt động đơn giản trên nguyên lý: 

máy hoạt động nguồn điện cần chuyển đổi đi vào trong̣ ̣(nguồn điện 1 pha hay 3 pha) > được chỉnh lưu bằng diot sóng toàn phần và tụ điện > Dòng điện đi tiếp vào - IGBT nhờ chế độ rộng xung của IGBT dòng điện được biến đổi từ 1 pha thành 3 pha đối xứng. Hiện nay, thiết bị biến tần Delta được cải tiến hiện đại hơn với bộ xử lý bán dẫn có khả năng giảm bớt tiếng ồn

Các ứng dụng thực tiễn với biến tần Delta

Biến tần Delta được ứng dụng rộng rãi ở công nghiệp

 

Biến tần Delta được ứng dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp, hệ thống vận hành máy móc và nhà xưởng. ứng dụng phổ biến nhất của biến tần Delta là điều khiển tốc độ của động cơ sử dụng dòng điện 3 pha.   

Sử dụng biến tần Delta cho hệ thống máy móc, băng chuyền giúp hoạt động được ổn định hơn, hạn chế được tiếng ồn và máy móc bền bỉ hơn

Biến tần Delta được sử dụng để giảm bớt lượng điện tiêu thụ ở nhiều loại máy, nhất là trong những nhà máy sử dụng máy nén khí, tháp giải nhiệt, hệ thống quạt gió, thang máy. 

Biến tần Delta được ứng dụng nhiều nhất cho nhà máy sử dụng nguồn điện 1 pha nhưng các loại máy móc lại vận hành bằng nguồn điện 3 pha, dùng biến tần để chuyển đổi dòng điện.

Sử dụng máy biến tần làm tăng tuổi thọ của máy móc, bảo vệ hệ thống động cơ khỏi những sự cố chập cháy, quá tải khi máy móc vận hành. 

Những lỗi đa số hay gặp ở biến tần Delta

 

Tên lỗi

Nguyên nhân

Cách khắc phục 




Lỗi GFF - lỗi chạm đất

Chạm chập 1 trong 3 pha ngõ ra của biến tần với tiếp đất, hoặc do dây 1 trong 3 pha của cuộn dây chạm vỏ 


 

Tháo Mô tơ khỏi ngõ ra U, V, W biến tần Delta, bật CB kiểm tra , nếu không báo lỗi thì kiểm tra dây bị chạm vỏ. 


Lõi OC - Lỗi quá dòng

Do 2 nguyên nhân: Biến tần bị cháy công suất dòng điện IGBT hoặc bị ngắn mạch ngõ ra mô tơ chạm vào nhau.

Tháo mô tơ ra khỏi biến tần, biến tần còn báo lỗi thì khối công suất IGBT đã bị cháy 


Lõi OC - Lỗi quá dòng

Nguyên nhân do dòng điện cung cấp mô tơ vượt quá khả năng dòng điện ngõ ra biến tần.

Kiểm tra xem hệ thống liệu có bị kẹt tải





Lỗi OV - Lỗi do quá áp Bus DC

Thời gian tăng/ giảm tốc quá ngắn dẫn đến điện áp tại Bus DC của biến tần dâng cao so với định mức–> Biến tần báo lỗi do động cơ mang tải có quán tính lớn mô tơ, mô tơ biến thành máy phát, biến thành máy phát hồi về biến tần


 

Đối với tải cần tăng tốc nhanh, dừng gấp, mô tơ có quán tính nên cần gắn thêm điện trở xả.

Đối với tải không cần dừng gấp thì có thể kéo dài thời gian tăng giảm tốc.

 

Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú, tiền thân là Xí nghiệp cơ khí Trần Phú được thành lập năm 1965, trải qua gần 6 thập kỷ xây dựng & phát triển, đến nay Trần Phú là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện.

Từ năm 2020, Trần Phú chính thức tạo bước nhảy vọt về công nghệ sản xuất khi xây dựng và chính thức vận hành nhà máy sản xuất dây cáp điện với quy mô 5ha tại KCN Việt nam – Singapore VSIP Hải Dương. Tại nhà máy mới, cả 4 công đoạn quan trọng nhất trong sản xuất dây điện: Kéo – Bện – Bọc lõi – Bọc vỏ Trần Phú đều đầu tư máy của 2 nhà chế tạo máy sản xuất dây điện hàng đầu thế giới là Niehoff và Rosendahl…Điều này cho phép Trần Phú đem đến cho thị trường những sản phẩm dây cáp điện chất lượng không chỉ tốt hơn mà đó còn là những sản phẩm vô cùng tinh xảo. Đáp ứng đúng lời hứa thương hiệu từ ngày mới thành lập: “Độ bền thách thức thời gian” và “Tiêu hao nhỏ nhất trên đường dây điện”.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú

  • Trụ sở: Số 41 phố Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - TP Hà Nội
  • Địa chỉ văn phòng: Số 1 Trần Danh Tuyên - Phường Phúc Lợi - Quận Long Biên - TP Hà Nội
  • Nhà máy: KCN Viet Nam Singapore (VSIP) – Xã Cẩm Điền – Huyện Cẩm Giàng – Tỉnh Hải Dương
  • Hotline: 0898.41.41.41
  • Email: contact@tranphu.vn
  • Fanpage: https://www.facebook.com/TRANPHU

 

Chia sẻ bài viết :
Download App