Cảm biến áp suất là gì?
Hình ảnh cảm biến áp suất
Là thiết bị điện tử có khả năng chuyển đổi tín hiệu áp suất sang truyền tín hiệu điện, được ứng dụng để đo áp suất.
Cảm biến áp suất có 2 bộ phận chính là cảm biến và khối xử lý
Về cảm biến: Bộ phận nhận tín hiệu từ áp suất sau đó truyền về khối xử lý. Các dạng tín hiệu mà cảm biến áp suất chuyển từ tín hiệu cơ của áp suất là: điện cảm, dòng điện, điện trở, điện dung...
Về phần khối xử lý: Phần khối này nhận các tín hiệu từ khối cảm biến; tiếp theo khối cảm biến sẽ xử lý nhằm chuyển đổi sang dạng tín hiệu tiêu chuẩn trong lĩnh vực đo áp suất như tín hiệu ngõ ra điện áp thường được sử dụng nhất 4 đến gần 20 mA, hay từ 0 đến gần 5 VDC, từ 0 đến gần 10 VDC, khoảng 1 đến 5 VDC.
Mỗi loại cảm biến có cách thức hoạt động khác nhau. Loại hoạt động dựa trên sự biến dạng vật liệu để làm thay đổi điện trở, loại thay đổi điện dung, loại sử dụng vật liệu áp điện. Loại thường được sử dụng nhiều nhất dạng áp điện trở và kiểu điện dung.
Nguyên lý làm việc của cảm biến áp suất
Cảm biến áp suất có nguyên lý hoạt động cũng như các loại cảm biến khác: nguồn tác động lên cảm biến > cảm biến đưa giá trị về vi xử lý > vi xử lý tín hiệu rồi đưa tín hiệu ra.
Phân loại cảm biến áp suất hiện có trên thị trường
Cảm biến áp suất kiểu áp điện trở
Đây là loại cảm biến được cấy trên các phần tử áp điện trở có cấu tạo đơn giản, chỉ gồm 1 lớp màn có độ nhạy với áp suất.
Hoạt động theo nguyên tắc: Khi có tác động của lực áp suất lên màn > màn sẽ bị biến dạng > các áp điện trở cũng sẽ thay đổi tùy theo sự biến cong của màn.
Khi giá trị các áp của điện trở song song với cạnh màng giảm thì khhi đó giá trị các áp điện trở vuông góc với cạnh màng sẽ tăng và ngược lại khi đó sẽ tạo điện áp các ngõ ra khác 0.
Sự thay đổi áp điện trở được chuyển tín hiệu đến bộ xử lý từ đó ra được tín hiệu cần đo.
Cảm biến áp suất kiểu tụ
Có nguyên lý hoạt động đơn giản, dựa vào giá trị của điện dung để xác định áp suất. Khi thay đổi khoảng cách của cực tụ sẽ làm thay đổi điện dung của tụ. người ta có thể xác định được áp suất cần đo dựa vào sự thay đổi điện dung này qua hệ thống xử lý. Cụ thể, Khi có áp suất tác động vào lớp màng dẫn đến lớp màng bị biến dạng, đẩy bản cực lại gần nhau hoặc kéo bản cực ra xa và làm giá trị của tụ thay đổi.
Ứng dụng của cảm biến áp suất với đời sống
Cấu tạo của cảm biến áp suất
Cảm biến áp thường được đo trực tiếp trên lò hơi bởi chỗ này cần đo độ chính xác cao và phải chịu nhiệt độ cao .
Dùng để đo áp suất để giới hạn áp suất đầu ra cho các máy nén khí, tránh trường hợp quá áp dẫn đến cháy nổ, sự cố
Dùng để giám sát áp suất đưa về PLC hoặc biến tần để điều khiển bơm nước trên các trạm bơm nước.
Dùng để giám sát áp suất trên các ben thuỷ lực trên các xe cẩu
Chọn lựa cảm biến áp suất thế nào cho phù hợp?
Khi lựa chọn cảm biến áp suất cần chú ý đến các vấn đề sau: Thông số kỹ thuật chi tiết của cảm biến cần dùng, nguồn cấp, tín hiệu ngõ ra của cảm biến áp suất, môi trường làm việc của cảm biến áp lực, sai số cho phép của cảm biến áp suất cần đo, thời gian đáp ứng, chỉnh được thông số trên cảm biến hay không, loại kết nối của cảm biến.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú
Địa chỉ: Số 41 Phố Phương Liệt, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Hotline: 0898.41.41.41
Email: contact@tranphu.vn
Website: www.tranphucable.com.vn