Đặc điểm của tủ điện ngoài trời
Cấu tạo bên trong của tủ điện ngoài trời
Tương tự như các loại tủ điện, tủ điện âm tường, tủ điện ngoài trời hoặc tủ điện công nghiệp được sử dụng trong mạng điện phân phối, điều khiển các thiết bị hoạt động độc lập theo quy trình. Trong tủ điện ngoài trời chứa các thiết bị như Aptomat, biến thế, đồng hồ đo điện, bộ điều khiển. Tủ điện ngoài trời có thể vận hành bằng tay hoặc tự động để điều khiển hệ thống điện của cả tòa nhà hay các khu máy biến áp, các mạng điện hạ thế, nhà máy công nghiệp, khu đô thị, công viên, cầu cảng, sân bay...
Tủ điện ngoài trời (Outdoor) dùng để chứa đựng các thiết bị điện, có cấu tạo chắc chắn, độ bền cao, cách điện tốt, chỉ số bảo vệ IP cao để đáp ứng được điều kiện thời tiết ngoài trời. Tủ điện ngoài trời có cấu tạo đặc biệt hình cánh chim, để chống nước, bụi và các ảnh hưởng khác từ bên ngoài cho các thiết bị lắp đặt trong tủ.
Về chất liệu là Inax 204 trở lên, tôn đen, thép CT3, hoặc thép không gỉ (inox) SUS 201, SUS304 có độ dày 1.2mm, 1.5mm, 2.0mm sơn tĩnh điện bên ngoài.
Tủ điện ngoài trời thường có kích thước hình vuông hoặc chữ nhật, với nhiều kích thước khác nhau, thông thường là: chiều cao 220mm/2200mm, chiều rộng lớn hơn 250mm, chiều sâu từ150mm/1000mm.
Công dụng của tủ điện ngoài trời, vỏ tủ điện ngoài trời
Hình ảnh thực tế của tủ điện ngoài trời
Tủ điện ngoài trời được sử dụng để lắp đặt các thiết bị điện: Thiết bị đóng cắt, MCCB, thiết bị đo lường điện,contactor, tụ bù, Thiết bị MCB….
Vỏ tủ điện ngoài trời được sử dụng để chứa các thiết bị điều khiển hệ thống điện như cầu giao, Aptomat, biến áp, biến thế, bộ điều khiển, đồng hồ đo điện,.. của tòa nhà hay trong các khu máy biến áp, các mạng điện hạ thế.
Vỏ tủ điện ngoài trời còn có có thể dùng trong mạng điện dân dụng gia đình, nhà máy sản xuất, công trình điện công nghiệp, trong các xí nghiệp…
Cách chọn tủ điện ngoài trời sao đúng chuẩn nhất
Chọn tủ có chất liệu và kích thước phù hợp
Về chất liệu là Inax 204 trở lên, tôn đen, thép CT3, hoặc thép không gỉ (inox) SUS 201, SUS304 có độ dày 1.2mm, 1.5mm, 2.0mm sơn tĩnh điện bên ngoài
Tủ điện ngoài trời thường có kích thước hình vuông hoặc chữ nhật, với nhiều kích thước khác nhau, thông thường là: chiều cao 220mm/2200mm, chiều rộng lớn hơn 250mm, chiều sâu từ150mm/1000mm
Chọn tủ điện ngoài trời theo mục đích sử dụng
Theo chức năng
Tùy thuộc vào mục đích mà ta lựa chọn các loại: Tủ điện ngoài trời cho trạm biến áp, tủ trạm phân phối, tủ điều khiển hay tủ điện trung thế….
Theo điều kiện sử dụng
-
Tủ điện ngoài trời 1 cánh: Dùng để chứa các hệ thống điều khiển đơn giản, hay hệ thống chiếu sáng
-
Tủ điện ngoài trời 2 cánh: Sử dụng cho hệ thống điện phức tạp, có cấu tạo phức tạp và đặc trưng, chống bụi bẩn, thời tiết và an toàn khi sử dụng.
Chọn tủ điện ngoài trời đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật
-
Chỉ số chống bụi: Với những tủ điện phức tạp thì đòi hỏi chỉ số chống bụi cao hơn. Yêu cầu chúng ngăn chặn được các loại hạt bụi có kích thước >50mm, >12mm,>2.5mm, >1.0mm
-
Chỉ số chống thấm: các tủ điện có chỉ số IP càng cao thì chỉ số chống bụi và chống thấm càng cao.
Chọn tủ điện ngoài trời theo chỉ số IP phù hợp
Về vị trí lắp đặt
Vị trí lắp đặt tủ điện ngoài trời là ở đâu: Bên ngoài tòa nhà, khu công nghiệp hay công trường nhiều bụi, nhiều cây cối, có mái che hay không có mái che để lựa chọn chỉ số IP phù hợp
Về yêu cầu kỹ thuật
-
Các thiết bị trong tủ điện có lớp bảo vệ hay chưa có lớp bảo vệ để lựa chọn tủ điện ngoài trời có chỉ số IP phù hợp. Với trường hợp các thiết bị đã có lớp bảo vệ tốt rồi thì k cần thiết chỉ số IP của tủ điện phải quá cao và ngược lại.
-
Chỉ số IP tốt nhất là từ 65 trở lên.
Những lưu ý khi chọn tủ điện ngoài trời
Khi lựa chọn tủ điện ngoài trời cần tìm hiểu kỹ về đặc trưng của từng sản phẩm, các thông số kỹ thuật cần thiết để lựa chọn tủ điện với chỉ số IP phù hợp
Vị trí lắp đặt cũng là yếu tố cần quan tâm khi lựa chọn tủ điện ngoài trời
Ngoài ra, cần lựa chọn các thương hiệu uy tín trên thị trường để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như an toàn cho người sử dụng.
Công ty Cổ Phần Cơ Điện Trần Phú, tiền thân là Xí nghiệp cơ khí Trần Phú được thành lập năm 1965, trải qua gần 6 thập kỷ xây dựng & phát triển, đến nay Trần Phú là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện.
Từ năm 2020, Trần Phú chính thức tạo bước nhảy vọt về công nghệ sản xuất khi xây dựng và chính thức vận hành nhà máy sản xuất dây cáp điện với quy mô 5ha tại KCN Việt nam – Singapore VSIP Hải Dương. Tại nhà máy mới, cả 4 công đoạn quan trọng nhất trong sản xuất dây điện: Kéo – Bện – Bọc lõi – Bọc vỏ Trần Phú đều đầu tư máy của 2 nhà chế tạo máy sản xuất dây điện hàng đầu thế giới là Niehoff và Rosendahl…Điều này cho phép Trần Phú đem đến cho thị trường những sản phẩm dây cáp điện chất lượng không chỉ tốt hơn mà đó còn là những sản phẩm vô cùng tinh xảo. Đáp ứng đúng lời hứa thương hiệu từ ngày mới thành lập: “Độ bền thách thức thời gian” và “Tiêu hao nhỏ nhất trên đường dây điện”.
|
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú
-
Trụ sở: Số 41 phố Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - TP Hà Nội
-
Địa chỉ văn phòng: Số 1 Trần Danh Tuyên - Phường Phúc Lợi - Quận Long Biên - TP Hà Nội
-
Nhà máy: KCN Viet Nam Singapore (VSIP) – Xã Cẩm Điền – Huyện Cẩm Giàng – Tỉnh Hải Dương
-
Hotline: 0898.41.41.41
-
Email: contact@tranphu.vn
-
Fanpage: https://www.facebook.com/TRANPHU